Tổ chức các hoạt động tháng 1 “Xuân về trên bản làng”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 1 được tổ chức từ ngày 01 - 31/01/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
Các hoạt động nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, góp phần giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, tạo điểm đến, thu hút khách du lịch, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, tăng cường, đa dạng, phong phú nội dung hoạt động hàng ngày, cuối tuần, sự kiện và đáp ứng yêu cầu của khách tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nhất là trong dịp cuối tuần, nghỉ tết Nguyên đán.
Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).
Các hoạt động tháng 1 “Xuân về trên bản làng” với các hoạt động như:
Hoạt động sự kiện tháng “Xuân về trên bản làng”
Hoạt động: “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” (theo Kế hoạch hoạt động số 26/KH-KCLDT ngày 25/11/2024 của BQL Khu các làng dân tộc).
Hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Xuân về bản em”
Chương trình dân ca dân vũ “Đón xuân ở bản em” của các nhóm đồng bào phía Bắc
- Dân ca dân vũ: các tiết mục hát múa ngày xuân, diễn xướng dân gian của các dân tộc phía Bắc khi xuân về.
- Giới thiệu không khí ngày xuân của các dân tộc phía Bắc qua trò chơi dân gian, sản vật truyền thống, những món ăn ngày xuân.
- Trò chơi dân gian: ném pao, đánh yến, nèm còn, đánh đu, nhảy sạp…
Tái hiện Lễ tạ ơn của dân tộc Dao
Theo truyền thống từ bao đời nay của đồng bào Dao Quần chẹt ở Ba Vì, Hà Nội từ mồng 3 đến 29 tháng Chạp tại mỗi gia đình đều tổ chức lễ cúng cuối năm để tạ ơn Bàn Vương, tổ tiên và Tản Viên sơn thánh đã phù hộ, che chở cho gia đình trong suốt năm qua. Đây là dịp để đồng bào báo cáo về những thành quả đạt được trong năm, cầu cho những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới. Phần nghi thức được diễn ra theo truyền thống, sau lễ là những làn điệu múa chuông, múa rùa cổ truyền đặc sắc của các chàng trai, cô gái bản Dao.
Lễ tạ ơn tổ tiên là nét văn hoá đã trở thành phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Trong lễ này, tất cả những khó khăn, vất vả, những mâu thuẫn xích mích đều được dẹp bỏ, mọi thành viên trong gia đình dù xa, dù gần đều đến chung vui. Nghi lễ thờ cúng ngày Tết của đồng bào Dao Quần chẹt không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn tể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên.
Chương trình giao lưu “Xuân về trên cao nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại “Ngôi nhà chung” đón mừng năm mới 2025 bằng lời ca tiếng hát, diễn xướng dân gian của các nhóm đồng bào Tây Nguyên hòa chung niềm vui, sự tin tưởng và quyết tâm đồng lòng bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng tại “Ngôi nhà chung”.
Hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày
- Bên trong nhà: sửa soạn bàn thờ ngày Tết, treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục truyền thống của các dân tộc.
- Bên ngoài: trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian, trang trí thêm các điểm nhấn để du khách chụp hình. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc phía Bắc (dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Lào).
Tổ chức “dựng cây Nêu ngày Tết”
Dựng cây nêu là phong tục truyền thống lâu đời, ý nghĩa đối với nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cây nêu không chỉ thể hiện ý nghĩa “tống cựu, nghinh tân”, biểu tượng tâm linh mà còn chuyển tải những ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp. Người Việt coi cây nêu là trục vũ trụ, là cột nối giữa trời và đất. Dựng cây nêu ngày Tết cũng là hoạt động được tổ chức đều đặn hàng năm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm giới thiệu với du khách những phong tục lâu đời trong Tết Việt. Ngọn nêu vươn cao, mang theo ước vọng về một năm mới bình yên, hạnh phúc, thuận hòa tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.
Tổ chức “Bữa cơm đoàn viên” của các dân tộc hoạt động tại Làng
Sau khi tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động hàng ngày của đồng bào các dân tộc năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức bữa cơm đoàn viên gặp gỡ các nhóm đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày. Đây là bữa cơm gia đình đoàn viên hàng năm của Ban Quản lý và các nhóm đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”. Bữa cơm đoàn viên cũng chính là hoạt động gắn kết, tăng thêm sự sẻ chia quan tâm giữa Ban Quản lý và đồng bào các dân tộc.
Hoạt động tâm linh: chúc phúc cầu an dịp năm mới Ất Tỵ
- Đại đức Kim Tuệ trụ trì chùa Khmer và các chư tăng đang tu tập tại chùa Khmer tụng kinh chúc phúc cầu an nhân dịp đầu năm mới, phát túi muối lộc đầu năm tới du khách và phật tử.
- Dâng hương tại chùa pháp Ấn, tháp Chăm để cầu mong cho mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an, hạnh phúc.
Chương trình “Hội xuân” Vui đón tết Nguyên đán năm 2025
Chương trình đón Tết của đồng bào các dân tộc phía Bắc
- Đồng bào các dân tộc phía Bắc cùng tập trung tại làng dân tộc Mường đón Tết, chào mừng những vị du khách đến tham quan trải nghiệm những nét văn hoá Tết của đồng bào các dân tộc. Mọi người cùng nhau chúc tụng những lời chúc năm mới theo tiếng dân tộc của đồng bào mình gửi tới du khách; cùng nhau ca hát, uống rượu cần đầu năm mới theo phong tục truyến thống của đồng bào Mường.
- Ngày đầu xuân năm mới đến với không gian văn hoá của đồng Mường ngoài không khí đón Tết của đại diện đồng bào các dân tộc phía Bắc du khách còn được trải nghiệm nét văn hoá độc đáo - buộc chỉ cổ tay (hay còn gọi là dây vía), một nét văn hoá rất đẹp của đồng bào mang lại những điều may mắn, bình an cho năm mới.
Chương trình dân ca dân vũ “Xuân sum họp”
Thể hiện các ca khúc về mùa xuân, những nét rộn ràng khi mùa xuân về khắp buôn làng, phum sóc. Giới thiệu âm nhạc dân gian các dụng cụ từ tre nứa như đàn Đing pút, Đàn tơ rưng…những bản nhạc về mùa xuân, về Đảng, Bác Hồ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc Khmer.
Hoạt động cuối tuần của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng
- Hoạt động đón tiếp khách dịp đón Tết: đón khách theo phong tục năm mới của đồng bào, các làng dân tộc đi chúc Tết, thăm hỏi nhau, giao lưu đầu năm mới giữa các làng và khách du lịch.
- Hoạt động trong các dịp cuối tuần và ngày tết Nguyên đán ((04,05; 11,12; 18,19; 25,26; 28,29,30,31/01/2025) (các thứ Bảy, Chủ nhật và ngày 30, mùng Một, mùng Hai, mùng Ba, tết Nguyên đán)
+ Trang trí không gian trong nhà và ngoài nhà tại các làng dân tộc để chuẩn bị đón Tết cổ truyền.
+ Các hoạt động “Vui Tết cổ truyền” tại không gian các làng đồng bào thể hiện phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu các dân tộc với điểm nhấn các ngày 30, mùng một, mùng hai, mùng ba, tết Nguyên đán.
+ Giới thiệu các nghi thức đón Tết của đồng bào các dân tộc theo truyền thống vùng, miền; các hoạt động lễ hội, âm nhạc đầu năm mới.
+ Giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: múa xòe, nhảy sạp, múa rùa…
+ Tổ chức hoạt động giới thiệu quy trình làm bánh, gói bánh, du khách trải nghiệm gói bánh, dạy gói bánh truyền thống và nấu bánh tại không gian các làng dân tộc phía Bắc (theo các gói trải nghiệm nếu có)
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
+ Với nhóm các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc: tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường, Thái; gà nướng… của dân tộc Khơ Mú, Dao; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng…các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam.
+ Với các dân tộc Tây Nguyên và Nam Bộ: tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát, bánh sừng trâu, bánh ốc sên…của dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu; thưởng thức hương vị cà phê, cao cao…của dân tộc Ê Đê, Xơ Đăng; bánh Tét của dân tộc Khmer.
+ Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại Khu các làng dân tộc.
- Hoạt động trong các dịp cuối tuần (04, 05; 11,12; 18,19): tập trung trang trí và chuẩn bị không gian đón tết Nguyên đán và bố trí cho một số đồng bào về quê đón Tết cùng gia đình.
- Hoạt động đón tết Nguyên đán của đồng bào các dân tộc đón Tết tại Làng (28,29,30,31/01/2025 tức ngày 30, mùng một, mùng hai, mùng ba, tết Ất Tỵ)
Hoạt động hàng ngày
+ Tăng cường nội dung hoạt động vui xuân đón Tết cổ truyền với nhóm các dân tộc điểm nhấn: dọn dẹp không gian xung quanh, trang trí nhà cửa mừng năm mới, tạo dựng cảnh quan cây hoa, chuẩn bị các sản vật ẩm thực năm mới.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày theo truyền thống của đồng bào các dân tộc.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…theo các điểm nhấn truyền thống, thế mạnh của từng làng đặc biệt là các trang trí Tết, mừng năm mới theo phong tục các dân tộc.
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian truyền thống: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đánh yến, tó má lẹ...
Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống
- Là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.
- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc…..
- Các hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.
Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan Khu các làng dân tộc.
Chương trình tổng thể
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
Ngày 04/01/2025 (Thứ Bảy)
|
09h00 - 10h30
-
14h30 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Đón xuân ở bản em” của nhóm đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng
|
Thung lũng làng Tày, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 05/01/2025 (Chủ nhật)
|
09h00 - 10h00
|
Tái hiện “Lễ Tạ ơn” của dân tộc Dao đang hoạt động hàng ngày
|
Làng dân tộc Dao, Khu các làng dân tộc I
|
10h00 - 11h00
-
14h30 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Đón xuân ở bản em” của nhóm đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng
|
Thung lũng làng Tày, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 11,12/01/2025 (thứ Bảy, Chủ nhật)
|
09h00 - 10h30
-
14h30 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Xuân về trên cao nguyên” của nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng
|
Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II
|
Từ ngày 01-14/01/2025 điểm nhấn ngày 04,05; 11,12/01/2025 (Thứ Bảy, Chủ nhật)
|
Từ ngày
01-14/01/2025
|
Hoạt động trang trí đón Tết theo truyền thống của các dân tộc hoạt động hàng ngày
|
Không gian các làng dân tộc có đồng bào hoạt động hàng ngày
|
CÁC HOẠT ĐỘNG DỊP TẾT CỔ TRUYỀN 2025
|
Đêm 30 và sáng mùng một Tết (ngày 28,29/01/2025 - Thứ Ba, thứ Tư)
|
23h00 - 0h15
-
07h00 - 8h00
|
Chúc phúc cầu an năm mới
|
Chính điện chùa Khmer, chùa Pháp Ấn
|
Từ ngày mùng một đến mùng ba Tết (ngày 29-31/01/2025, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu)
|
Cả ngày
|
HOẠT ĐỘNG
Đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung” đón tết Ất Tỵ
|
Không gian các làng dân tộc có đồng bào hoạt động hàng ngày
|
Mùng 3 Tết (ngày 31/01/2025, thứ Sáu)
|
09h00 - 10h00
|
Chương trình giới thiệu không khí đón Tết của đồng bào các dân tộc phía Bắc
|
Làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I
|
09h00 - 10h30
-
14h30 - 16h00
|
Chương trình giao lưu “Xuân sum họp” của các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng
|
Làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II
|
Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống
Các ngày cuối tuần 04,05; 11,12; 18,19; 25,26; 30,31/01/2025 (Thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, tết)
|
Cuối tuần
|
Chương trình trải nghiệm văn hoá truyền thống gắn với không gian văn hoá của đồng bào các dân tộc tại Làng
|
Không gian các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày
|
- Trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.
- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh; trải nghiệm trang phục dân tộc…..
- Hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.
|
Không gian nhà A3, Khu các làng dân tộc III
|
Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng
|
Ngày
01-31/01/2025
|
- Hoạt động hàng ngày “Xuân về trên bản làng” và đón tết Nguyên Đán: tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của các nhóm đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng. Đặc biệt là các hoạt động của động bào các dân tộc chuẩn bị đón tết Nguyên Đán và các hoạt động đón Tết của các cộng đồng dân tộc.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn, tháp Chăm
|
Dịp cuối tuần
Ngày (04,05; 11,12; 18,19; 25,26; 29,30,31/01/2025 (các thứ Bảy, Chủ nhật, lễ, tết).
|
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc:
* Nhóm các dân tộc phía Bắc: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng…
* Nhóm các dân tộc khác: mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu.
Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo,...
- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...
- Chương trình du lịch du lịch để du khách trải nghiệm tại Khu các làng dân tộc.
|
Không các làng dân tộc chùa Khmer, chùa Pháp Ấn.
|
Phạm Hương