Hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 5 được tổ chức từ ngày 03/5/2017- 31/5/2017. Cùng với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình “Lời ca dâng Bác”, cuộc thi kể chuyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức hướng tới kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Hoạt động do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số Đại học Văn hóa Hà Nội; Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng tổ chức thực hiện.

“Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” có nhiều hoạt động như:
Chương trình “Lời ca dâng Bác” do cán bộ, sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội biểu diễn các ca khúc, điệu múa về Bác Hồ, về quê hương, đất nước và một số trò chơi dân tộc như rồng ấp trứng, nhảy sạp…

Cuộc thi kể chuyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm khuyến khích các bài dự thi sử dụng các hình ảnh, phim, video clip phóng sự minh họa bằng phim tư liệu về Bác, về hoạt động của cá nhân hoặc tập thể thiêu biểu được kể trong câu chuyện; kể những câu chuyện, đọc thơ về Bác như Lối sống giản dị, lòng yêu nước và các đức tính quý báu của Người; Kể về việc làm, mô hình sáng tạo có hiệu quả của cá nhân tiêu biểu hoặc tập thể điển hình trên địa bàn huyện trong học tập và làm theo lời dạy, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, địa phương, cộng đồng xã hội.

Ngoài ra, còn tái hiện một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc như: Lễ cúng giống lúa của dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); Lễ cầu mưa của dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình).

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hàng ngày và cuối tuần của đồng bào các dân tộc đang tham gia hoạt động tại Làng sẽ là những trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với "Ngôi nhà chung", Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình cụ thể:

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 07/5/2017

(Chủ Nhật)

09h00-10h30: Tái hiện Lễ cúng giống lúa của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Làng dân tộc Ê Đê

Ngày 14/5/2017

(Chủ Nhật)

9h00-10h30: Tái hiện trích đoạn Lễ cầu mưa của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Làng dân tộc Mường

9h30-11h00: Dân ca, dân vũ với chủ đề “Lời ca dâng Bác”

Làng dân tộc Tày

14h00-16hh00:Chương trình giao lưu dân ca, dân vũ với chủ đề “Lời ca dâng Bác”

Làng dân tộc Tày

Ngày 19/5/2017

(Thứ Sáu)

08h00-11h30: Cuộc thi kể chuyện và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hội trường tầng 3, Ban Quản lý Khu các làng dân tộc

Ngày 20/5/2017

(Thứ Bảy)

09h00-10h30: Dân ca, dân vũ với chủ đề “Lời ca dâng Bác”

Làng dân tộc Tà Ôi

Ngày 21/5/2017

(Chủ Nhật)

 

09h00-10h30: Chương trình giao lưu dân ca, dân vũ với chủ đề “Lời ca dâng Bác”

Làng dân tộc Ê Đê

Ngày 27-28/5/2017

(Thứ Bảy,

Chủ Nhật)

09h00-10h30: Chương trình nghệ thuật “Lời ca dâng Bác” do sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội biểu diễn.

Sân khấu trước Nhà triển lãm làng III

14h30-16h00: Chương trình nghệ thuật “Lời ca dâng Bác” do sinh viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội biểu diễn.

Sân khấu trước Nhà triển lãm làng III

Hoạt động hàng ngày

03-31/5/2017

- 8h00 -16h30: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Mường, Thái,  Khơ Mú, Ê Đê, Khmer, Tà Ôi.

Tại không gian các làng dân tộc Tày, Dao, Mường, Thái,  Khơ Mú, Ê Đê, Khmer, Tà Ôi.

Dịp cuối tuần

 (06,07; 13,14; 20,21; 27,28/5/2017)

(các Thứ Bảy, Chủ Nhật).

 - Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nấu mọ, cá nướng…của dân tộc Khơ Mú; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; khâu nhục, cá om măng chua, nạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày;…

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp của dân tộc Thái; hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát then, đàn tính của dân tộc Tày, các điệu múa chuông, mùa rùa của dân tộc Dao (Dao quần chẹt); hát ay ray và diễn tấu đinh năm của dân tộc Ê Đê; loại hình kịch Rô băm, các điệu múa rom vông, lâm lêu, xa ra van của dân tộc Khmer.

- Các trò chơi dân gian: đánh mảng, ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo, nhảy bao bố, đánh quay, tu lu, bập bênh

- các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc… của các nghệ nhân dân tộc Tày, Dao, Mường, Ba Na, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer, Tà Ôi.

 - Chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày.

Tại không gian các làng dân tộc Tày, Dao, Khơ Mú, Mường, Ba Na, Ê Đê, Khmer, Tà Ôi.

 Phạm Hương