Tổ chức các hoạt động tháng 12 “Sắc hoa”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 12 được tổ chức từ ngày 01/12/2018 - 02/01/2019 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động nhằm tăng cường cảnh sắc thiên nhiên cây, hoa gắn với không gian văn hóa và hoạt động của đồng bào các dân tộc mừng vui những ngày cuối năm, chuẩn bị cho một năm mới với những mong muốn về sự tốt đẹp, sự sung túc của bản làng, quê hương. Đồng thời, giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, sản vật phong phú của các dân tộc góp phần giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, tạo điểm đến, thu hút khách du lịch, từng bước hoàn thiện sản phẩm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, góp phần tạo không khí tưng bừng đón chào năm mới 2019

Các hoạt động với sự tham gia của khoảng 200 đồng bào, nghệ sĩ, diễn viên, sinh viên, gồm: 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Khơ Mú (Điện Biên), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Dao (Tp. Hà Nội), dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum), dân tộc Raglai (Ninh Thuận), dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Ba Na (Gia Lai), dân tộc Khmer (Sóc Trăng); huy động thêm khoảng 30 đồng bào dân tộc của 02 dân tộc Mông, dân tộc Lào tỉnh Điện Biên từ 28/12/2018-01/01/2019; 15 đồng bào dân tộc Kháng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La dự kiến ngày 28/12/2018-01/01/2019; cùng sự tham gia của Nhà hát múa rối Việt Nam, Học viện âm nhạc Việt Nam, Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Điểm nhấn hoạt động tháng 12 là không gian “Chợ phiên vùng cao chào đón năm mới 2019” tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc; giới thiệu tinh hoa nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông, nghề dệt thổ cẩm dân tộc Lào tỉnh Điện Biên. Đặc biệt, tái hiện Lễ hội rượu cần của dân tộc Kháng tỉnh Sơn La.

Chương trình tháng 12 “Sắc hoa” với các hoạt động như:

Hoạt động điểm nhấn sự kiện tháng “Sắc hoa” - Chủ đề “Chợ phiên vùng cao chào năm mới”

Chợ vùng cao “Chợ phiên vùng cao chào năm mới 2019”: Giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, tạo không khí đậm nét chợ vùng cao ấn tượng cho du khách đi chợ và thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao do cộng đồng dân tộc Mông, Lào, Kháng, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú giới thiệu tới du khách phiên chợ chào đón năm mới trong dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2019.

Tinh hoa nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Lào tỉnh Điện Biên

- Nghề giữ lửa của dân tộc Mông tỉnh Điện Biên: các ngày từ 29/12/2018 - 01/01/2019 tại không gian chợ vùng cao, Khu các làng dân tộc I. Đây là bản sắc văn hóa hóa truyền thống riêng có từ rất lâu đời của người Mông, các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc

- Nghề dệt thổ cẩm - Niềm tự hào của phụ nữ dân tộc Lào tỉnh Điện Biên từ 9h00 - 10h00 và 15h00 - 15h30 các ngày từ 29/12/2018 - 01/01/2019 tại không gian chợ vùng cao, Khu các làng dân tộc I: Nghề dệt thổ cẩm được xếp vào một trong các di sản văn hóa phi vật thể của người dân tộc Lào sinh sống tại Điện Biên. Thổ cẩm dân tộc Lào nổi bật bởi những nét hoa văn tinh xảo, mang ý nghĩa nhân sinh quan sâu sắc. Phụ nữ dân tộc Lào, những người làm nên loại thổ cẩm giàu sức cuốn hút này, luôn mong muốn thổ cẩm của họ mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Giới thiệu “Mâm cơm sum họp ngày cuối năm”: Mỗi một dân tộc lựa chọn một món ăn đặc trưng nhất của dân tộc mình góp cùng vào mâm cơm sum họp vừa để giới thiệu về ẩm thực vùng miền, vừa thấy được sắc màu văn hóa của các dân tộc vùng cao hội tụ tại mâm cơm chung ngày cuối năm. Mọi người cùng vui vẻ ca hát chúc tụng nhau, chia sẻ, gặp gỡ, trao đổi cùng nhau những cách làm hay, ý tưởng đẹp để ngày mai đón chào năm mới với nhiều thành công may mắn và hạnh phúc.

Tái hiện Lễ hội rượu cần dân tộc Kháng tỉnh Sơn La: Là một nét văn hóa của dân tộc Kháng, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, chúc cho mọi người có sức khỏe, làm ăn phát tài. Tổ chức Lễ hội rượu cần chào đón năm 2019 với mong muốn mang tới cho du khách một nét đặc trưng độc đáo mang đậm văn hóa vùng cao và nhân dịp này để mọi người có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ mừng vui đón chào năm mới - một năm thuận lợi, bình an.

Chương trình dân ca dân vũ “Vui chợ phiên chào đón năm mới”: với các các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước đổi mới, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền chào đón năm mới và các trò chơi dân gian tạo một không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa vùng miền cùng nhau chào đón năm mới.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa Rối tại Sân khấu lễ hội Làng III với các tiết mục múa rối đặc sắc do các nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam biểu diễn.

Hoạt động cuối tuần

Chương trình “Bến nước Làng chúng tôi” từ 09h00 - 10h00 và 14h30 - 15h30 ngày 01-02/12/2018 và ngày 22-23/12/2018. (Thứ Bảy, Chủ Nhật) tại Vườn Tượng Tây Nguyên và dọc tuyến trục A2 đến bến nước Tây Nguyên làng dân tộc Gia Lai. Là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ nhân là đồng bào dân tộc thổi hồn qua ca từ, giai điệu những bài ca về quê hương, đất nước, sắc màu văn hóa...các nghệ nhân và nghệ sỹ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng di chuyển qua các không gian văn hóa, cảnh sắc Tây Nguyên.

Chương trình “Em là hoa Pơ Lang” từ 09h00 - 10h00 và 14h30 - 15h30 ngày 08,09/12/2018 (Thứ Bảy, Chủ Nhật) tại Bãi cỏ làng Ê Đê khu các làng dân tộc II với các bài hát về Tây Nguyên, về các loài hoa gắn với cảnh sắc, con người Tây Nguyên.

Chương trình “Hoa của đá” từ 09h00 - 10h00 và 14h30 - 15h30 ngày 15,16/12/2018 (Thứ Bảy, Chủ Nhật) tại Cánh đồng hoa Tam giác mạch khu các làng dân tộc I với các bài hát, điệu múa ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc; giới thiệu sản vật vùng Tây Bắc, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc.

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 13 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể

 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 01,02/12/2018  (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

14h30 - 15h30

Chương trình “Bến nước Làng chúng tôi”

Dọc trục đường từ vườn tượng Tây Nguyên đến bến nước Tây Nguyên làng dân tộc II

Ngày 08,09/12/2018  (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

14h30 - 15h30

Chương trình “Em là hoa Pơ lang”

Không gian bãi cỏ làng dân tộc Ê Đê

Ngày 15,16/12/2018  (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

14h30 - 15h30

Chương trình “Hoa của đá” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc

Khu vực cánh đồng hoa Tam giác mạch

Ngày 22,23/12/2018  (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

-

14h30 - 15h30

Chương trình “Bến nước Làng chúng tôi”

Dọc trục đường từ vườn tượng Tây Nguyên đến bến nước Tây Nguyên làng dân tộc II

Chùm các hoạt động chào đón năm mới 2019

(từ 29/12/2018 đến 01/01/2019)

Ngày 29/12/2018 - 01/01/2019

08h00 - 17h00

Chợ vùng cao chủ đề “Chợ phiên vùng cao chào năm mới 2019” Hoạt động điểm nhấn

- Giới thiệu không gian văn hóa đặc trưng không gian chợ vùng cao đón chào năm mới đậm sắc màu văn hóa của các tỉnh Điện Biên, Sơn La.

- Giới thiệu không gian điểm nhấn tại chợ vùng cao với sắc màu đặc trưng của các dân tộc và có sự tương tác trình diễn của các chủ thể văn hóa.

- Giới thiệu ẩm thực dân tộc: Thắng cố, mèn mén, xôi nếp bảy màu, gà  quay dân tộc, lợn quay, nấu rượu ngô người Mông, cá nướng, canh vón vén…

- Giới thiệu, bán các sản vật đặc trưng địa phương như: Thổ cẩm, nhạc cụ, đồ khô sản vật, rượu, măng, miến, rau, củ, quả tươi...

- Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống: Đan lát, dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, nấu rượu…

- Hoạt động dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian “Vui chợ phiên chào năm mới”

- Trưng bày ảnh “Nhịp điệu vùng cao” tại Ngôi nhà chung”

Không gian chợ vùng cao

 

9h30 -10h30

15h00 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Vui chợ phiên đón chào năm mới” do nghệ nhân đồng bào dân tộc Kháng (Sơn La), dân tộc Mông, Lào (Điện Biên) và các cộng đồng đang hoạt động hàng ngày tại Làng phối hợp thực hiện.

08h30 - 9h00; 09h00 - 10h00; 14h30 - 15h00; 15h00 - 15h30

Tinh hoa nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Lào tỉnh Điện Biên

(Nghề giữ lửa của dân tộc Mông và nghề dệt thổ cẩm truyền thống - niềm tự hào của phụ nữ Lào)

Ngày 30/12/2018 (Chủ Nhật)

09h30 - 11h00

14h30 - 16h00

Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

09h00 - 10h00

Giới thiệu “Mâm cơm sum họp ngày cuối năm”

Không gian chợ vùng cao

Ngày 31/12/2018 (Chủ Nhật, Thứ Hai)

09h30 - 11h00

14h30 - 16h00

Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối của Nhà hát Múa rối Việt Nam

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

(31/12/2018)

09h30 - 10h30

 

Tái hiện Lễ hội rượu cần của đồng bào dân tộc Kháng tỉnh Sơn La.

Không gian chợ vùng cao và làng dân tộc Kháng, Khu các làng dân tộc I.

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01/12/2018 - 01/01/2019

 

Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai Ê Đê, Khmer.

Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na, RagLai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (01,02; 08,09; 15,16; 22,23;29,30/12/

2018)(các Thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nấu mọ, gà nướng…của dân tộc Khơ Mú; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu…hoa, cà phê, bánh tráng. Sản vật Mộc Châu, Sơn La.

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày, các điệu múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao (Dao quần chẹt); hát ay ray và diễn tấu Đinh năm của dân tộc Ê Đê; loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa ra van của dân tộc Khmer.

- Các trò chơi dân gian: ném còn,  đi cà kheo,  bập bênh ...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc... của các nghệ nhân dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer.

 - Chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày tại không gian Khu các làng dân tộc./.

- Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông, Tà Ôi, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer.

- Không gian cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa bướm tại Khu Làng dân tộc I

Phạm Hương