Chương trình Tình ca Tây Bắc tại “Ngôi nhà chung”
(LVH) - Trong các ngày 16 - 17/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tình ca Tây Bắc” do sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc trình diễn. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động tháng 2 "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" được tổ chức tại "Ngôi nhà chung".

Tốp nữ múa với tiết mục "Gạo mới"
Đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong dịp này, du khách không chỉ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ với các bài hát, điệu múa ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, con người Tây Bắc; giới thiệu sản vật vùng Tây Bắc, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc... vô cùng hấp dẫn để chào đón một mùa xuân tràn đầy sức sống mãnh liệt của tình yêu, hạnh phúc, mà du khách còn được hòa mình vào không gian tràn ngập sắc hoa tím hồng, mang vẻ đẹp dân dã được trồng trải dài thành cánh đồng rộng hơn 4000m2 thấp thoáng sau những nếp nhà sàn, e ấp uốn mình sau những khúc đường vòng cung, tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng ấn tượng, hấp dẫn về loài hoa tam giác mạch.

Bài hát “Về đây đồng đội ơi” của nhạc sĩ Trương Quý Hải
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (1979 -2019) để cùng ghi nhớ nỗi đau trân quí hòa bình để những ký ức về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc không bao giờ bị xóa nhòa trong lòng mỗi người dân Việt Nam.Hình bóng biên cương xanh ngắt rừng cây và núi non còn thấp thoáng cánh đồng lúa…Tất cả điều đó đã tạo nên cảm xúc thiêng liêng nhất – tình yêu Tổ quốc. Cuộc chiến dành giật từng con suối, khe đá với khẩu hiệu “Sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử” sẽ mãi đi vào bất tử của những người lính biên cương. Để rồi “Không một ai có thể quên được những ngày tháng 2 lịch sử cách đây 40 năm trước trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, khi đông đảo đồng bào, chiến sĩ ta đã ngã xuống bảo về biên giới, giữ lấy biên cương của Tổ quốc”.

Đồng bào Ba Na dựng cột cờ tại làng dân tộc mình
Bên cạnh đó, đến tham quan “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong dịp này, du khách sẽ được chính chủ thể văn hóa giới thiệu nét văn hóa qua các họa tiết trang trí gần gũi với thần linh của đồng bào dân tộc Ba Na khi chuyển đến ở một ngôi làng mới. Đồng bào Ba Na theo tín ngưỡng đa thần nên đối với họ là gì cũng có thần linh dân đường, trang trí những họa tiết gắn bó với thần linh để cuộc sống của họ luôn được thần linh dẫn đường, đưa lối và mang lại nhiều may mắn. Và đây cũng thể hiện sự khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Ba Na, tại buôn làng của họ từ những trò chơi dân gian như chiếc bập bênh đồng bào cũng trang trí lên đó các họ tiết như sừng trâu, mặt người…tất cả đều là những câu chuyện kể về văn hóa. Ngay cả cây cột cờ bà con cũng trang trí mang đậm yếu tố gần gũi gắn bó với các Yang. Sau khi làm và trang trí cột cờ đồng bào sẽ làm cúng xin Yang dựng cột cờ tại Làng dân tộc Ba Na.

Các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc cùng du khách múa vòng xòe đoàn kết
Tháng "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" sẽ kéo dài hết ngày 28/2/2019, đây là cơ hội quý báu cho những du khách chưa có dịp được đến vùng núi cao Tây Bắc sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê đắm của núi đồi bạt ngàn đồng loạt ngả màu hồng phấn của loài hoa tam giác mạch, giúp cho du khách hiểu thêm đời sống của đồng bào các dân tộc vùng núi cao, đồng thời chung tay góp phần gìn giữ các giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Một số hình ảnh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam:

Tiết mục “Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên”

Tiết mục hát múa Tây Bắc vui ngày hội

Tiết mục tốp múa "Gạo mới"

Đông đảo du khách tham dự chương trình



Du khách lưu giữ kỷ niệm với loài hoa tam giác mạch khi đến thăm "Làng"

Đồng bào Ba Na trang trí cột cờ


Đồng bào Ba Na thực hiện nghi lễ cúng Yang trước khi dựng cột cờ

Cột cờ sừng sững được dựng lên giữa ngôi làng của đồng bào Ba Na tại "Ngôi nhà chung"
Phạm Hương