Làng dân tộc Khmer

Làng dân tộc Khmer thuộc Khu các làng dân tộc III, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Làng bao gồm khu chùa Khmer rộng khoảng 0,8 ha, tiếp giáp với hồ nước Đồng Mô và Khu làng Khmer với 01 chùa làng (Salathen) và 02 nhà ở.

>>Kỹ thuật đắp tượng trong các công trình Khmer tại “Làng”

>>Họa tiết trang trí chánh điện chùa Khmer

>>Xây dựng chánh điện chùa Khmer tại Làng

>>Khu chùa Khmer đang từng bước hoàn thiện

>>Một số hình ảnh xây dựng và hoàn thiện Sa la

>>Sa la trong quần thể chùa Khmer

>>Khu chùa Khmer, một trong những điểm nhấn tâm linh của "Làng"

>>Xây dựng Am thờ trong khu chùa Khmer tại “Làng”

Chánh điện chùa Khmer

Quần thể chùa Khmer tại Làng VHDL các DTVN nhìn từ trên cao

Theo đó, Khu chùa Khmer gồm có: Chính điện, Tam quan, Tháp góc, vườn tháp, nhà thiêu, nhà thuyền, nhà để ghe ngo, Am thờ, chùa nhỏ (sala), Sa la, cột cờ và ao sen. Khu chùa lấy Chính điện làm trung tâm, các công trình khác được bố trí xung quanh và liên kết với nhau bằng đường nội bộ. Ngoài ra, Khu còn có hệ thống các đường dạo len lỏi giữa vườn cây.

Một góc Làng dân tộc Khmer, nhìn từ Chính điện Chùa Khmer

Khu Làng dân tộc Khmer gồm có 02 nhà ở Khmer truyền thống và 1 chùa nhỏ. Làng dân tộc Khmer được thiết kế nhằm tái hiện các giá trị văn hóa, đời sống tinh thần, tập quán lao động của dân tộc Khmer, lấy điển hình mẫu là Làng dân tộc Khmer sinh sống tại tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, thiết kế làng dân tộc Khmer dựa theo các tài liệu khảo sát, điền dã của khu vực sinh sống và dựa vào kiến trúc nhà ở, kiến trúc tâm linh hiện có của đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.

TTD