Tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ hát múa ăn mừng dưới cây Bông dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa

(LVH) - Chiều 15/2, nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025, đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ Hát múa ăn mừng dưới cây Bông (Kin chiêng Boọc Mạy).

Lễ tục Kim Chiêng Boọc Mạy được diễn ra vào dịp đầu năm mới, nhằm mục đích tạ ơn thần linh mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân lãng bình an mạnh khỏe, ngô lúa tốt tươi, với không khí vui tươi, rộn ràng thực sự là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái ở các vùng miền núi phía Tây xứ Thanh.

Đồng bào Thái chuẩn bị mâm lễ cúng

Nghi thức Lễ Hát múa ăn mùng dưới cây Bông (Kin chiêng Boọc Mạy) gồm các bước:

Bước 1: Sau khi thầy Mo làm lễ cúng tại đền Cấm, lễ dựng cây Bông xong. Thầy Mo cùng dân làng dâng thần linh cơm mới; thầy Mo cùng dân làng làm Lễ “Tăn nương” (mới Mường trời về dự Kin Chiêng Boọc Mạy), Thầy Mo mời thần linh uống rượu; sau đó, Thầy Mo cúng thần linh xin nước từ cây Bông làm lễ cần mát cho dân làng.

 

Thầy Mo thực hiện nghi thức cúng

Bước 2: Đây là phần chính của Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy. Thầy Mo đúng bái thần linh từ cây Bông, đọc chú (lời dấu) xin thần linh ra một số “phép thuật”, nhiều động tác thuộc về bị quyết mang tính ảo thuật. Tiếp đó, thầy Mo cùng các Bảo chớ, Sao chớ (có thể cả những người đến dự) diễn một số trò mô phỏng lại việc lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa thông qua động tác, lỗi nỗi lời hát (khắp) có pha chất khôi hài, gồm các trò Trâu về đi cày ruộng, Bò mường trời về chơi mường lương gian, Gà rừng gá...

 

Sau đó, thầy Mo cúng thần linh xin bói hoa cho dân làng, từng người tự lên hái hoa đưa cho thầy xem chỉ trừ một vài trường hợp “đặc biệt” mới được thầy cho hoa đem về nhà. Ai được như vậy là người vô cùng may mắn, tối kỵ việc tự tiện hái hoa phá cây Bông thờ. Kế tiếp ,dân làng tổ chức vũ hội như: múa cây Bông, đánh cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp và một số trò chơi khác.

 

Đồng bào Thái cùng múa xung quanh cây Bông

Bước 3: Dân làng và các Bào chớ, Sao chớ lắng nghe lời dặn của cây Bông thông lời thầy Mo. Kết thúc, thầy Mo làm lễ xin thần linh hạ cây Bông đưa tiễn thần linh về trời, hẹn năm sau lại về tổ chức cuộc vui.

Với những giá trị văn hóa độc đáo, "Kin Chiêng Boọc Mạy” là lễ tục tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017.

Thúy Nga