Văn hóa truyền thống của dân tộc Hà Nhì

(LVH) - Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng và ngôn ngữ riêng của mình. Và một điều đặc biệt là những phong tục, nét đẹp của họ đều có một phần gắn liền với địa hình nơi họ đang sinh sống. Có thể nói đến nét văn hóa của dân tộc Hà Nhì.

Không gian nhà dân tộc Hà Nhì tại "Ngôi nhà chung"  nơi diễn ra các hoạt động của đồng bào mỗi khi về  "Làng"

Nơi sinh sống: Là ngôi nhà được dựng lên bởi những bức tường không phải bằng gạch và xi măng hay bằng gỗ mà đó là đất sét đắp lên khung và mái nhà được lợp bằng rơm . điều này đem lại cảm giác ấm áp vào mùa đông và mát mẻ và mùa hè. Nếu có cở hội chiêm ngưỡng những ngôi nhà của dân tộc Hà Nhì từ trên cao thì những căn nhà đò nhìn như những cây nấm khổng lồ bên cạnh nhưng dãy núi, ẩn hiện trong làn sương.

Trang phục: Ngoài vẻ đẹp kì lạ, độc nhất của ngôi nhà thì bạn cũng sẽ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của trang phục mà người con gái Hà Nhì mặc. Điểm đặc biệt nhất của bộ trang phục này đó là khăn đội đầu và đặc biệt là bộ tóc giả. Bộ tóc giả được làm từ len tạo thành một bó, tại sao bởi vì khí hậu nơi đây vào mùa dông rất khắc nghiệt, tóc giả se giúp giữ ấm cho đầu của họ. Một điều nữa, theo quan niệm của người Hà Nhì thì tóc tai, quần áo là rất quan trọng. Điều đó thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ, sự quan tâm đên bộ tóc giả của người phụ nữ thể hiện được sự thông minh của đôi tay trong công việc cũng như họ có một sức khỏe tốt.

Đồng bào dân tộc Hà Nhì xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tam gia một lễ hội tại làng dân tộc Hà Nhì, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ hội: Nếu bạn đang trong chuyến du lịch khám phá Lào Cai, bạn có thể sẽ có cơ hội tận hưởng nhưng vẻ đẹp trong lễ hội quan trọng mà đã tạo nên văn hóa và tín ngưỡng của dân tộc Hà Nhì nơi đây. Trong đó có tục thờ thần rừng Ma Gà, tục thờ thủy thần,…. Tập tục thờ Ma gà đã được bộ văn hóa thể thao và du lọc công nhận là văn hóa phi vật thể vào năm 2016, lễ hội này được tổ chức vào ngày Rồng tháng Giêng âm lịc hàng năm. Đây là một nghi lễ quan trọng, mọi người mong cầu bình an, cầu cho một năm thuận mưa hòa gió, và quan trọng nhất là vụ mùa bội thu.

Ngoài ra lễ hội Kho Già còn là một trong những lễ hội lớn, quan trọng của người dân ở đây, lễ hội này được tổ chức vào ngày Rồng tới ngày Khỉ của tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai của tháng 6 âm lịch. Mục đích của lễ hội này nhắm cầu mong vào năm mọi vụ mùa sẽ được bội thu, được phù hộ.

Họp chợ: Một văn hóa nữa của người Hà Nhì đó là họp chợ Y Tỳ vào mỗi thứ 7 hàng tuần. Tại những nơi họ sống đều có chợ do người dân tộc sinh sống ở đó họp. Mỗi chơ là mỗi đặc điểm độc nhất. Nếu bàn về kích cỡ chợ thì chợ của người dân tộc Hà Nhì không to bằng chợ Bắc Hà. Nhưng điều độc nhất của chợ của người Hà Nhì đó là nó được họp trong làn sương mờ, điều độc đáo, kỳ lạ này đã thu hút rất nhiều du khách tới để kiếm tìm những làn sương đó, thăm quan chợ, mua sắm và khám phá thêm về văn hóa độc nhất của dân tộc Hà Nhì, một trong những dân tộc thiểu số nhất của Việt Nam.Vì chợ chỉ họp một tuần một lần, do vậy những người bản địa ở đây họ rất háo hức đợi chờ nó. Từ sáng sớm, chợ đã rất tấp nập trong khi sương đêm vẫn còn bám trên những ngọn núi chưa tan. Chợ không chỉ là mua bán mà chợ cũng là nơi gặp gỡ và giao lưu của những người bạn tri kỉ, là nơi hẹn hò của những cặp nam thanh nữ tú, những điều đó tạo nên sự sinh động cho bức tranh của vùng Tây Bắc.Những người dân mang đến chợ để bán những sản phẩm nông sản mà họ tự sản xuất được như hoa quả, động vật: gà,.. , những món đồ thủ công như dao, lưỡi cày,…. Khi bạn đi chợ bạn sẽ tìm hiểu được văn hóa của dân tộc đó, bởi vì chợ là một xã hội thu nhỏ, bạn có thể học được nhiều điều độc nhất, trao đổi mơi người bản địa.

Đồng bào Hà Nhì đến từ xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã tái hiện lễ cúng Giế Khừ Già, hay còn gọi là lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, đây là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì được tái hiện lại tại "Ngôi nhà chung"

Món ăn đặc trưng: Một điều nữa không thể thiếu khi chúng ta đi khám phá tìm hiểu về văn hóa của một vùng đất nào đó ngoài tìm hiểu về nhà cửa, tìm hiểu về cách ăn mặc thì chúng ta cần phải tìm hiểu về những món ăn đặc trưng nơi đó. Và món ăn cũng là nơi hội tụ những tinh túy, những văn hóa của người dân bản địa trong đó. Mỗi nơi mỗi dân tộc đều có những món ăn khác nhau nhưng đã đến vùng đất Tây Bắc, thì du khách không nên bỏ qua những món ăn: Cơm la,. Thắng cố, xôi ngũ sắc, pa pỉnh tộp, rượu táo mèo,..

Cơm lam: Là cơm nếp dẻo được nấu trong những ống lam, bởi ngày xưa người dân tộc phải đi vào rừng, đi sông đi suối kiếm tìm đồ ăn nên không thể mang xoong chảo đi nấu cơm được nên họ đã đổ gạo vào trong những ống nữa rồi để cạnh lửa như nấu cơm. Khi cơm chín, cơm sẽ được bọc ngoài bởi màng non của cây nứa, rất thơm.


Xôi ngũ sắc: Đơn thuần là gạo nếp trắng, nhưng người dân tộc ở đây đã dùng những nguyên liệu tự nhiên, chiết xuất từ lá cây, củ để nhuộm gạo thành các màu, khi đồ lên xôi có những mùi vị khác nhau, mang nét riêng.

Thắng cố: Đó là món ăn được làm từ nội tạng động vật, những người mới ăn hoặc chưa ăn bao giờ sẽ cảm thấy mùi hơi khó chịu và khó ăn nhưng với người ăn được thì họ sẽ cảm thấy món ăn này rất ngon

Rượu táo mèo: Đó là một đồ uống nổi tiếng, người dân đi rừng kiếm tim đồ ăn, họ kiếm được những quả táo rừng, nhưng quả này cứng và không ăn được, nhưng khi ngâm rượu thì sẽ rât thơm.

Đồng bào dân tộc Hà Nhì cùng nhau giã bánh dày trong một lễ hội của dân tộc minh tại "Ngôi Nhà chung"

Với những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Hà Nhì chúng ta muốn tìm hiểu nhiều hơn và cuộc sống và văn hóa của họ thì có thể đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), vào những dịp lễ hội để cùng nhau khám phá không gian và những văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Hà Nhì nói riêng và các đồng bào dân tộc đang hoạt động, sinh sống hàng ngày tại "Làng" nói chung. Du khách sẽ thấy nhiều điều thú vị khi đến tham quan tại “Ngôi Nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thúy Nga (TH)