Tổ chức các hoạt động tháng 10 “Giai điệu núi rừng”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 10 được tổ chức từ ngày 01 - 31/10/2020 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa góp phần tăng cường giới thiệu cảnh quan, không gian sống gắn với đồng bào các dân tộc theo từng địa phương vùng miền, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống gắn với không gian văn hóa của đồng bào, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đảm bảo chuyển trạng thái hoạt động bình thường thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID - 19 vừa hoạt động thu hút khách du lịch hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Hoạt động tháng 10 với sự tham gia của hơn100 đồng bào của 16 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường, Ơ Đu, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Bên cạnh đó, huy động khoảng 30 người dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước ngày 16,17,18/10/2020; 20 nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk ngày 16,17,18/10/2020; khoảng 08 - 10 nghệ nhân đồng bào Mường ngày 03,04/10/2020.

Chương trình tháng 10 với các hoạt động như:

Chương trình điểm nhấn các hoạt động “Tiếng gọi đại ngàn”

Chương trình“Vũ điệu Tây Nguyên”

- Ý tưởng của hoạt động là lấy âm nhạc làm chủ đạo và không gian văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng.
- Kết hợp cùng với sắc màu văn hóa các dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, dân tộc X’tiêng làm đa dạng thêm các hoạt động và hình ảnh con người Tây Nguyên - những người con của núi rừng.
- Tạo điểm nhấn gắn thu hút du khách tiếp tục hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Du lịch Việt nam an toàn, hấp dẫn” và các hoạt động chào mừng ngày 20/10 Ngày phụ nữ Việt Nam.

Giới thiệu, trình diễn các hoạt động nghề truyền thống các Tây Nguyên

- Giới thiệu và trình diễn nghê thủ công truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của các nhóm đồng bào Tây Nguyên như nghề dệt Zèng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghề dệt vải truyền thống của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Đê…
- Giới thiệu nghề đan lát của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng…
- Giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của NSND Y Moan và các nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như các ché quí, cồng chiêng Tây Nguyên, các nhạc cụ từ tre nứa, mỗi một nhạc cụ dân tộc là một câu chuyện về nét văn hóa độc đáo của Tây Nguyên…Các nghệ nhân sẽ trực tiếp thực hành các di sản văn hóa đó giới thiệu đến du khách để cùng trải nghiệm.

Sắc màu văn hóa Tây Nguyên qua lễ hội và các hoạt động diễn xướng dân gian

Nhóm hoạt động của dân tộc X’Tiêng tỉnh Bình Phước

Tái hiện Lễ cầu mưa của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

Lễ hội cầu mưa là một nghi thức khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc X’tiêng của Bình Phước cũng như các cư dân nông nghiệp phía Nam Trường Sơn - Tây Nguyên. Hàng năm vào độ tháng 2,3 âm lịch khi các nắng mùa khô đã làm cây cỏ úa ngoài đồng, trên nương, ngoài sông con cá bớt lội, con cua phơi càng nằm đợi, mùa gieo hạt đã đến đồng bào X’tiêng tiến hành lễ hội cầu mưa để cảm ơn các thần cho sức khỏe, làm lụng đủ ăn đủ mặc, xin các thần ban mưa xuống lấy nước gieo hạt, suối chảy cho cá lên nguồn, cây cối đâm chồi nảy lộc, heo đầy sân, thóc gạo đầy bồ.
- Sau phần nghi lễ sẽ là phần hội cùng với sự tham gia của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Chương trình giao lưu “Bom Bo một bản hùng ca” của đồng bào dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước

- Là chương trình tổ hợp của nhóm đồng bào dân tộc X’tiêng tham gia các hoạt động tại Làng với các hoạt động: chương trình giao lưu âm nhạc “Bom Bo một bản hùng ca” là những âm thanh rộn rã, nhịp nhàng mang hơi thở, nhịp sống của đồng bào X’tiêng như đánh cồng chiêng, kèn lá, đàn đá…
- Có sự hòa quyện, giao lưu của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên trong “Tiếng gọi đại ngàn”.

Giới thiệu các sản vật địa phương tỉnh Bình Phước

- Giới thiệu về văn hóa du lịch qua ẩm thực truyền thống với các món ăn được chế biến từ chính nguyên liệu và bí quyết của đồng bào X’tiêng: cá lóc cá quả làm cá nướng, canh thụt; cơm lam, canh bồi, bột nếp gói lá rừng, rau nhíp, đọt mây...
- Giới thiệu nông sản: hạt điều, cà phê, hồ tiêu...
- Giới thiệu các sắc màu văn hóa du lịch tỉnh Bình Phước tại “Ngôi nhà chung”: tranh ảnh, hiện vật, ấn phẩm du lịch và quà tặng điểm đến,...

Nhóm hoạt động của dân tộc Ê Đê - Xôn xang, mênh mang cao nguyên Đắk Lắk (tỉnh Đắk Lắk)

Trình diễn, giới thiệu Âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Biểu diễn dân ca dân vũ của nhóm nghệ nhân dân tộc Ê Đê và các nhóm dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động tại Làng: diễn tấu cồng chiêng, giới thiệu về bộ cồng chiêng kết hợp cùng với các nhạc cụ độc đáo đàn T’rưng, Đinh Pút...dân ca, vòng xoang rộn rã mang đến một không gian đậm chất Tây Nguyên huyền thoại (hòa tấu hòa tấu Cing kram, hát đối đáp, đàn T’rưng...)

Giới thiệu sản vật địa phương tỉnh Đắk Lắk

- Trình diễn rang, xay cà phê, giới thiệu các sản phẩm từ mật ong, sản vật đồ lưu niệm về Buôn Mê Thuột, giao lưu giữa các nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê với khách du lịch về những bài hát, câu chuyện, sản vật địa phương gắn với cộng đồng dân tộc Ê Đê, Buôn Mê Thuột và Tây Nguyên.
- Giới thiệu các sắc màu văn hóa du lịch tỉnh Đắk Lắk tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động cuối tuần “Ngày hội núi rừng”

Chương trình giao lưu “Hoa đất Mường” của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Kathina dịch ra có nghĩa là phước báu vững bền, chặt chẽ. Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, chỉ có vị sư nào đã hoàn thành trọn vẹn 03 tháng an cư nhập hạ theo đúng giới luật tại một nơi mới được thọ lãnh phước báu của đại lễ này. Trong ngày lễ này phật tử các nơi hội tụ về chùa, nhiễu phật 03 vòng ngoài chính điện, dâng cúng trai tăng, tứ vật dụng, bát và nhất là y báu Kathina đến chư tăng. Người ta cho rằng sự cúng dường tại thời điểm này đem lại nhiều phước lành phát sinh do oai đức của Chư tăng an cư trong 3 tháng tại một nơi. Đây cũng là đại lễ hàng năm được duy trì tại quần thể chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

- Điểm nhấn của các dân tộc theo chủ đề “Giai điệu núi rừng” đồng bào các dân tộc tái hiện những nét văn hóa mang đậm bản sắc quê hương bản quán của mình. Mỗi ngôi làng có hình ảnh của quê hương như các loại cây trồng, cây hoa gắn với đời sống của họ…và hơn thế bằng tình yêu của bản thân mỗi đồng bào với dân tộc với quê hương sẽ lan tỏa tới mỗi vị khách tới với ngôi nhà chung. 

- Giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng và sinh hoạt giúp du khách hiểu, trải nghiệm quy trình của các nghệ nhân đồng bào được thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm để hiểu thêm về giá trị văn hóa của các công đồng tạo nên từ các sản phẩm. Thực hành nghề thủ công truyền thống dân tộc tại các làng dân tộc chú trọng đến không gian, quá trình thao tác, trình diễn và các sản phẩm.

- Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: đàn Chapi, đàn đá, ca khúc về Tây Nguyên…

- Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
- Tiếp tục hoàn thiện không gian và quảng bá giới thiệu thung lũng hoa Tam giác mạc, cánh đồng hoa Tam giác mạch...
- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
- Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ…

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể  

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Các ngày cuối tuần 03,04; 10,11; 17,18; 24,25/10/2020 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Cả ngày

Các hoạt động điểm nhấn của Chương trình “Tiếng gọi đại ngàn” tại Làng

Không gian các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Ngày 03/10/2020 (thứ Bảy)

09h00 - 10h00

15h00 - 16h00

Chương trình giao lưu “Hoa đất Mường” của đồng bào dân tộc Mường tại Làng

Không gian làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I

Ngày 04/10/2020 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện lễ mát nhà của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Không gian làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I

09h00 - 10h15

15h30 - 16h30

Chương trình giao lưu “Hoa đất Mường” của đồng bào dân tộc Mường tại Làng

Không gian làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I

Ngày 10,11/10/2020 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

15h00 - 16h30

Chương trình giao lưu “Vũ điệu Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Từ làng dân tộc Xơ Đăng đến làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Chương trình điểm nhấn “Giai điệu núi rừng”

Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày 17/10/2020 (thứ Bảy)

 

Tổ hợp chương trình “Vũ điệu Tây Nguyên

08h30 - 09h00

Chương trình giao lưu “Vũ điệu Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Từ làng dân tộc Xơ Đăng đến làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

09h00 - 10h00

Chương trình giao lưu “Bom Bo một bản hùng ca” của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

Không gian làng dân tộc X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

09h30 - 10h30

Trình diễn âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

14h30 - 15h00

Chương trình “Vũ điệu Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Từ làng dân tộc Xơ Đăng đến làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

15h00 - 16h00

Chương trình giao lưu “Bom Bo một bản hùng ca” của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

Không gian làng dân tộc X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

15h30 - 16h30

Trình diễn âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Giới thiệu sản vật địa phương, trưng bày ảnh, giới thiệu văn hóa - du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước.

Không gian các làng dân tộc  Ê Đê, X’tiêng

Ngày 18/10/2020 (Chủ Nhật)

08h00 - 11h00

Lễ dâng y Kathina năm 2020 tại quần thể chùa Khmer

Quần thể chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III

09h00 - 10h30

Tái hiện Lễ cầu mưa của đồng bào dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước

Không gian làng dân tộc X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

09h30 - 10h30

Trình diễn, giới thiệu Âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

14h30 - 15h00

Chương trình “Vũ điệu Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Từ làng dân tộc Xơ Đăng đến làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

15h00 - 16h00

Chương trình giao lưu “Bom Bo một bản hùng ca” của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

Không gian làng dân tộc X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

15h30 - 16h30

Trình diễn, giới thiệu Âm nhạc dân gian của nghệ nhân đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Giới thiệu sản vật địa phương, trưng bày ảnh, giới thiệu văn hóa - du lịch tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước.

Không gian các làng dân tộc  Ê Đê, X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

Ngày 26,27/10/2020 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

15h00 - 16h30

Chương trình âm nhạc “Tây Nguyên chào mặt trời” của nghệ sỹ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Không gian Vườn tượng Tây Nguyên, Khu các làng dân tộc II

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01/10/2020 - 31/10/2020

 

- Hoạt động hàng ngày của các dân tộc tại Làng Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Ơ Đu, Mông , Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Khơ Mú, Thái, Ơ Đu, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (03,04; 10,11;17,18;

24,25/10/2020)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Trải nghiệm không gian văn hóa “ngày hội núi rừng”: Không gian sống động qua nếp ăn, nếp ở, hoạt động canh tác trồng trọt, thực hành nghề của những chủ thể văn hóa hoạt động tại Làng.

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc xôi đồ

- Chương trình dân ca, dân vũ

- Các trò chơi dân gian: Bắn nỏ, đi cà kheo...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải,...

- Chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại Khu các làng dân tộc

“Các hoạt động đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID – 19 theo Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19”

Không các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Khơ Mú, Thái, Ơ Đu, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer.

Phạm Hương