Tổ chức các hoạt động tháng 1 “Hương xuân Tây Bắc”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 1 được tổ chức từ ngày 01 - 31/01/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2024.

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động thêm khoảng 30 đồng bào dân tộc Khơ Mú, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho hoạt động điểm nhấn từ 20,21/01/2024.

Các hoạt động tháng 1 “Hương xuân Tây Bắc” với các hoạt động như:

Hoạt động: điểm nhấn “Chợ phiên - Chào năm mới 2024”

Hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Xuân về bản em”

Chương trình “Đón xuân ở bản em” và giới thiệu trò chơi dân gian mùa xuân của các dân tộc phía Bắc

- Dân ca dân vũ: các tiết mục hát múa ngày xuân, diễn xướng dân gian của các dân tộc phía Bắc khi mùa xuân về.

- Giới thiệu không khí ngày xuân của các dân tộc phía Bắc qua trò chơi dân gian, sản vật truyền thống, những món ăn ngày xuân.

- Trò chơi dân gian: ném pao, đánh yến, nèm còn, đánh đu, nhảy sạp…

Tái hiện Tết Mạ Grợ - cầu phúc, cầu may của đồng bào dân tộc Khơ Mú, huyện Sông Mã

Hàng năm, sau khi gặt hái mùa màng xong, khoảng tháng 11-12 âm lịch các gia đình lại chuẩn bị các điều kiện, chọn ngày đẹp để tổ chức lễ cầu may, cầu phúc. Nghi lễ cầu may, cầu phúc thực chất là Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Mú, mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, là dịp để con cháu dâng lễ lên tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu; làm lễ cho các thành viên trong gia đình, cầu mong các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh; tiễn năm cũ đi cùng tất cả những sui sẻo, ốm đau, bệnh tật, mong được đón năm mới với nhiều điều may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hòa thuận, ấm no.

Chương trình giao lưu “Vui Xuân đón Tết cổ truyền” của các dân tộc tại Làng

Đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại Ngôi nhà chung đón mừng mùa xuân mới năm 2024; đồng bào cùng nhau tập trung tại không gian làng dân tộc Khơ Mú cùng với những người anh em dân tộc Khơ Mú vui đón Tết Mạ Grơ và niềm vui đón Tết cổ truyền bằng lời ca tiếng hát, diễn xướng dân gian của các nhóm đồng bào hòa chung niềm vui, sự tin tưởng và quyết tâm đồng lòng chung niềm vui chung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày

- Bên trong nhà: Bày trí mâm ngũ quả, cành đào; treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của các dân tộc.

- Bên ngoài: Trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian. Trang trí tiểu cảnh điểm nhấn để du khách chụp hình, chăm sóc cây hoa ngày Tết. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Lào).

Tổ chức “Dựng Nêu ngày Tết”

Dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Không giống như tục đánh chuông, đi chùa đầu năm thường thấy ở người Nhật hay tục lệ lì xì ngày Tết của người Trung Quốc, tục lệ trồng nêu của người Việt mang những ý nghĩa sâu xa không kém phần đặc sắc và lý thú. Dựng cây nêu là phong tục truyền thống lâu đời, ý nghĩa đối với nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cây nêu không chỉ thể hiện ý nghĩa “tống cựu, nghinh tân”, biểu tượng tâm linh mà còn chuyển tải những ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp. Người Việt coi cây nêu là trục vũ trụ, là cột nối giữa trời và đất. Dựng nêu cũng là hoạt động được tổ chức đều đặn hàng năm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm giới thiệu với du khách những phong tục lâu đời trong Tết Việt. Ngọn nêu vươn cao, mang theo ước vọng về một năm mới bình yên, hạnh phúc, thuận hòa tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.

Tổ chức “Bữa cơm đoàn viên” của các dân tộc hoạt động tại Làng

Đây là bữa cơm gia đình đoàn viên hàng năm của Ban Quản lý và các nhóm đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”. Bữa cơm đoàn viên cũng chính là hoạt động gắn kết, tăng thêm sự sẻ chia quan tâm giữa Ban Quản lý và đồng bào các dân tộc.

Hoạt động cuối tuần “Hội xuân”

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.

+ Tổ chức hoạt động giới thiệu quy trình làm bánh, gói bánh, du khách trải nghiệm gói bánh, dạy gói bánh truyền thống và nấu bánh tại không gian các làng dân tộc phía Bắc.

+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

+ Với nhóm các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc: Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn,…

+ Với các dân tộc Tây Nguyên và Nam Bộ: Tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát, bánh sừng trâu, bánh ốc sên…của dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu; thưởng thức hương vị cà phê, cao cao…của dân tộc Ê Đê; bánh Tét, bánh dừa…của dân tộc Khmer.

+ Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại không gian Khu các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

+ Tăng cường nội dung hoạt động vui Xuân đón Tết cổ truyền với nhóm các dân tộc điểm nhấn: Thái, Mường, Lào, Tày, Dao, Mông, Khơ Mú (gói bánh Chưng, các loại bánh dân tộc dịp Tết); dọn dẹp không gian xung quanh, trang trí nhà cửa mừng năm mới, tạo dựng cảnh quan cây hoa, chuẩn bị các sản vật ẩm thực năm mới.

+ Trang trí không gian trong nhà và ngoài nhà tại các làng dân tộc để chuẩn bị đón Tết cổ truyền.

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày theo truyền thống của đồng bào các dân tộc.

+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…theo các điểm nhấn truyền thống, thế mạnh của từng làng đặc biệt là các trang trí Tết, mừng năm mới theo phong tục các dân tộc.

+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Trò chơi dân gian truyền thống: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 13,14/01/2024 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

 

9h00 - 11h00

-

14h30 - 16h30

Chương trình “Đón xuân ở bản em” của đồng bào các dân tộc phía Bắc

- Giới thiệu chương trình dân ca dân vũ về mùa xuân, về tình yêu quê hương đất nước của các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”

- Tổ chức tái hiện giới thiệu trò chơi dân gian ngày Xuân tạo không khí vui chơi phấn khởi giao lưu với du khách.

Thung lũng hoa Cải gần làng Tày, Khu các làng dân tộc I.

Ngày 20/01/2024 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình giao lưu “Vui xuân đón Tết cổ truyền” của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I.

Ngày 21/01/2024 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện Tết Mạ Grợ - cầu phúc, cầu may của đồng bào dân tộc Khơ Mú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I

14h30 - 16h00

Chương trình giao lưu “Vui xuân đón Tết cổ truyền” của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I

Từ ngày 11 đến ngày 25/01/2024 (từ 01 - 15/12 Âm lịch)

Cả ngày

Hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết Giáp Thìn 2024 tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày

Không gian các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01/01/2024 - 31/01/2024

 

- Hoạt động trang trí đón Tết theo truyền thống của các dân tộc hoạt động hàng ngày

- Hoạt động hàng ngày “Đón xuân tại Làng”: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, truyền dạy, trải  nghiệm văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú là điểm nhấn và hoạt động hàng ngày tại các làng dân tộc khác: Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer chuẩn bị đón Tết cổ truyền.

 

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

“Hội xuân”

Ngày: 06,07; 13,14; 20,21; 27,28/01/2024

(các thứ Bảy,
Chủ
Nhật).

 

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc:

* Nhóm các dân tộc điểm nhấn: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu….

Sản vật Mộc Châu, Sơn La, Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk...

* Nhóm các dân tộc khác: mật ong rừng, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê, Xơ Đăng; bánh Tét của dân tộc Khmer, bánh tình yêu của dân tộc Tà Ôi, bánh ốc sên, bánh sừng trâu…của dân tộc Xơ Đăng, Cơ Tu…

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng...

- Các trò chơi dân gian: ném còn,  đi cà kheo, tu lu...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...

 - Các Chương trình du lịch và hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống tại không gian Khu các làng dân tộc để phục vụ khách tham quan, trải nghiệm./.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn.

Phạm Hương