Tổ chức các hoạt động tháng 3 “Màu xanh tôi yêu”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 3 được tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc, với biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn gặp gỡ, giao lưu gắn với thông điệp góp phần động viên tinh thần đồng bào khắc phục khó khăn, đoàn kết chung tay cùng phòng, chống dịch Covid-19.

Tiếp tục các công tác về việc phòng, chống dịch Covid-19 quy mô các hoạt động tháng 03/2022 theo phương án “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” tuy nhiên tuỳ theo mức độ diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nôi các hoạt động được xác định cụ thể như sau:

Phương án 1: Các hoạt động với quy mô phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid - 19 phức tạp, số lượng ca F0 tăng cao trên địa bàn Hà Nội
Nếu thời điểm tháng 03/2022 tổ chức các hoạt động dịch Covid-19 trên địa bàn (Hà Nội) diễn biến phức tạp, số lượng ca F0 tăng cao thì tăng cường các hoạt động tại chỗ của nhóm đồng bào hàng ngày tại Làng hạn chế tập trung đông người, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19.

Phương án 2: Các hoạt động với quy mô phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát, số lượng ca F0 giảm
Nếu đến thời điểm tổ chức các hoạt động tháng 03/2022, dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sẽ được tổ chức theo phương án “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Hoạt động tháng 3 với khoảng gần 100 đồng bào của 13 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động khoảng 20 nghệ nhân, thanh niên đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông ngày 25,26,27/3/2022 (không kể thời gian đi về, riêng ngày 25/3 có mặt tại làng dân tộc M’nông, Khu các làng dân tộc để sắp xếp, trang trí nhà cửa và công tác chuẩn bị cho các nội dung hoạt động theo kế hoạch) (Huy động thêm nhóm nghệ nhân đồng bào M’nông tỉnh Đắk Nông khi tổ chức thực hiện theo phương án 2).

Chương trình tháng 3 “Màu xanh tôi yêu” với các hoạt động:

Nhóm các hoạt động sự kiện Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống

Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Với bản sắc văn hóa Việt Nam là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, sức mạnh của dân tộc được hun đúc, bồi đắp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thanh niên là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kế thừa, phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc. Tại “Ngôi nhà chung” là cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ yêu văn hoá dân tộc, là những người con của đồng bào các dân tộc chia sẻ, các giải pháp, cách làm hay để cùng bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc mình. Cùng nhau giao lưu văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn món ăn dân tộc như cơm lam, thịt nướng…, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống.

Tái hiện lễ hội sum họp cộng đồng của dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa trong kho, bắp đầy bồ thì đồng bào M’nông lại tổ chức lễ sum họp mang đậm bản sắc của đồng bào M’nông trên vùng đất Nam Tây Nguyên để gắn kết, sum họp cộng đồng sau một năm lao động vất vả. Thông qua lễ hội đồng bào M’nông cầu các vị thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, cuộc sống ấm no, con cháu khoẻ mạnh, hạnh phúc, cùng chung súc xây dựng quê hương giàu đẹp. Lễ sum họp cộng đồng là một lễ hội lớn nếu trong phần lễ thể hiện nguyện vọng của đồng bào cầu thần linh mưa thuận gió hoà, mùa màng no đủ, xua đuổi ma quỷ, thú dữ giữ gìn sự bình yên cho các bon làng, nhà nhà no ấm thì phần hội là sự phản ánh tình cộng đồng của đồng bào dân tộc M’nông với các hoạt động: diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca đối đáp, trò chơi dân gian truyền thống. Giới thiệu các món ăn truyền thống sau lễ hội của đồng bào M’nông.

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên

Đối với đồng bào Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời của họ từ khi sinh ra đến khi về với đất. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của cồng chiêng, ngoài sự truyền thụ của những lớp người lớn tuổi thì không thể không nhắc tới vai trò giữ lửa của lớp trẻ - những thanh niên đồng bào hôm nay. Những thanh niên trẻ đồng bào M’nông cùng với những bạn trẻ Tây Nguyên tại Làng cùng nhau biểu diễn cồng chiêng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền dạy cồng chiêng của các già làng, những người có kinh nghiệm và thế hệ trẻ. Biểu diễn các tiết mục diễn tấu cồng chiêng và vòng xoang Tây Nguyên với sự quyện hoà của các thanh niên trẻ đồng bào dân tộc M’nông và các bạn trẻ đang hoạt động hàng ngày tại Làng với những giai điệu dân ca dân vũ mang sức sống của mùa xuân, của tuổi trẻ.

Thanh niên và đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung với tình yêu biển đảo quê hương

Tiếp tục giới thiệu không gian tổng hợp trưng bày ảnh giới thiệu biển đảo quê hương đến khách du lịch, đặc biệt là thế hệ trẻ qua âm thanh, hình ảnh, hiện vật, phim tài liệu phong phú, thực tế đến có thể: Củng cố, hoàn thiện 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa; Tiếp tục vận động tuyên truyền, tổ chức, cá nhân hiến tặng tư liệu, hiện vật chứng cứ về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; Giới thiệu không gian sách về “Biển đảo quê hương”.

Hoạt động cuối tuần

Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên”

- Ca, múa các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên, các ca khúc về Tây Nguyên với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.
- Tháng Ba Tây Nguyên tại Làng với sắc màu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng muốt, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba. Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào Tây Nguyên nơi đây. Đồng bào Ê Đê bên cạnh những người anh em Xơ Đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na cùng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên cùng với đó là âm nhạc, là cồng chiêng, là vòng xoang Tây Nguyên.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

- Hoạt động trong các dịp cuối tuần (05,06; 12,13; 19,20; 26,27/3/2022) và ưu tiên các ngày kỷ niệm 8/3, 20/3, 26/3
+ Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.
+ Tăng cường các nghề thủ công truyền thống có sự thao tác của người phụ nữ để từ đó giới thiệu nét sinh hoạt cũng như phẩm chất, đức hạnh của mỗi nếp nhà đồng bào dân tộc theo vùng miền đất nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Đề cao các hoạt động trải nghiệm kết nối giữa các nhóm đồng bào và du khách, các nhóm phát huy thế mạnh của mình theo cụm đồng bào gần nhau theo hướng tương hỗ.
+ Tăng cường các hoạt động của các nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tập trung theo hướng thực hiện theo các gói chương trình du lịch đặc thù;
+ Các làng tăng cường các hoạt động trải nghiệm để giới thiệu tới du khách;
+ Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
+ Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp...
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
+ Chương trình du lịch xanh, an toàn để du khách trải nghiệm trong không gian Khu các làng dân tộc. 

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình, dân tộc về thế hệ trẻ nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ của tháng và nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống và cuộc sống của mỗi nếp nhà của các cộng đồng tại “Ngôi nhà chung” gắn với người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia đình.
+ Giới thiệu các chương tình trải nghiệm, kết nối giữa tuổi trẻ với đồng bào các dân tộc qua nét văn hoá truyền thống tại mỗi buôn, bản làng.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Hoạt động chuyên đề “Tháng Ba Tây Nguyên”- Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
N
gày 05,06/3/2022 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

15h00 - 16h30

Chương trình dân ca dân vũ  “Tháng Ba Tây Nguyên” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Hoạt động của 13 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu người phụ nữ qua trang phục, nghề thủ công truyền thống và nếp sinh hoạt trong gia đình các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Không gian các làng dân tộc

Ngày 19,20/3/2022 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

15h00 - 16h30

Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Làng dân tộc Ê Đê, Khu làng dân tộc II

Cả ngày

Không gian biển đảo quê hương tại Ngôi nhà chung

Nhà triển lãm làng III

ĐIỂM NHẤN HOẠT ĐỘNG Ngày 26/3/2022 (thứ Bảy)

NGÀY HỘI THANH NIÊN VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

09h00 - 10h30

Tái hiện lễ hội sum họp cộng đồng của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Đắk Nông

Làng dân tộc dân tộc M’nông, Khu các làng dân tộc II

14h30 - 15h30

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc M’nông, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Ngày hội của thanh niên gỡ giao lưu, chia sẻ về văn hóa truyền thống.

- Giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn các món dân tộc, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống.

- Thanh niên với tình yêu biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Không gian Vườn tượng Tây Nguyên đến làng dân tộc M’nông, khu các làng dân tộc II và Nhà triển lãm làng III

Ngày 27/3/2022 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc M’nông, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Ngày hội của thanh niên gỡ giao lưu, chia sẻ về văn hóa truyền thống.

- Giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn các món dân tộc, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống.

- Thanh niên với tình yêu biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Không gian Vườn tượng Tây Nguyên đến làng dân tộc M’nông, khu các làng dân tộc II và Nhà triển lãm làng III

Từ ngày 10-31/3/2022

Cả ngày

Không gian biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Nhà triển lãm làng III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01- 31/3/2022

 

Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (05,06; 12,13; 19,20; 26,27/3/2022)

(các Thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc

Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân

+ Các trò chơi dân gian truyền thống: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian…

-  Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

* Các hoạt động thích ứng linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer.

Phạm Hương