Tổ chức các hoạt động tháng 3 “Ngày hội hoa Ban”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 3 được tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn gặp gỡ, giao lưu gắn với thông điệp góp phần động viên tinh thần đồng bào khắc phục khó khăn, đoàn kết chung tay bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Hoạt động tháng 3 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động khoảng 20 đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước ngày 09,10/3/2024. Huy động khoảng 35 nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La ngày 23,24/3/2024.

Chương trình tháng 3 “Ngày hội hoa Ban” với các hoạt động như:

Nhóm các hoạt động sự kiện Tháng Ba gắn với tình yêu của tuổi trẻ với văn hoá truyền thống dân tộc

A. SẮC MÀU VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC X’TIÊNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

1.1. Tái hiện Lễ Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới) của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước

Lễ cúng cơm mới của đồng bào được tổ chức mỗi năm 01 lần nhưng theo thông lệ thì lễ hội không nhất nhất thiết phải cúng trâu thường chỉ cúng heo, gà…Đề chuẩn bị cho một lễ hội, đồng bào X’tiêng phải tính toán và chuẩn bị từ trước, như: 04 chén cơm nếp dùm, 04 chén canh, 01 ché rượu cần, 01 đầu heo, 01 cây nêu nhỏ cắm giữa thúng lúa, đèn cầy, 01 khay (Tôôk) đựng trầu cau có đầy đủ các đồ dùng ăn trầu như trầu cau, thuốc, bình đựng vôi, vỏ cây chay. 01 chén đựng rượu trắng với hỗn hợp huyết, 01 cuộn chỉ trắng, 01 tô nước để tắm hồn lúa, 1 quả bầu khô đựng nước trắng, 02 mảnh vải trắng để lót mâm lễ vật và khay đựng trầu cau; nêu dựng ngoài sân, nong, nia, tiết gà, gạo nếp giã ngày, nam thanh nữ tú cùng nhau chuẩn bị. Bên cạnh đó, chủ lễ và người tham gia phải chuẩn bị trang phục, trang sức, lễ hội: khố, váy, áo, khăn quấn đầu, vòng đeo cổ, vòng đeo tay, chân, cổ bằng bạc và các khâu chuẩn bị khác để tiến hành lễ hội được suôn sẻ, thần linh không trách phạt. Ngoài ra còn có một thứ không thể thiếu đó là một bó lúa giống tượng trưng cho hồn lúa. Sau khi lễ vật được chuẩn bị tươm tất thì tiến hành rước từ nhà chủ tế đến kho lúa cúng lúa. Khi cúng rước hồn lúa từ kho lúa về phía sân chính lễ hội, chủ lễ cùng ban tế lễ tiến hành thực hiện nghi thức cúng cơm mới với các bài cúng kết hợp múa cò cổ truyền độc đáo trong tiếng trống triệu hồi thần linh, trong tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng giữa sơn nguyên đại ngàn.

Sau phần tổ chức nghi thức cúng là các hoạt động văn nghệ giao lưu, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống và giới thiệu ẩm thực truyền thống của dân tộc X’tiêng.

1.2. Chương trình dân ca dân vũ chủ đề: “Men say cao nguyên” của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

- Biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc X’tiêng: gồm 8 - 10 tiết mục, dàn dựng công phu theo chủ đề:“Men say cao nguyên”.

- Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc S’tiêng, với các loại nhạc cụ truyền thống như: Trống, cồng chiêng; kèn lá, đàn đá; sáo tre; kèn bầu; kèn sừng trâu,...

- Giao lưu của nhóm đồng bào Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

1.3. Giới thiệu, trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) chủ đề: “Hương sắc bazan”

- Trình diễn trang phục với khoảng 30 bộ, bao gồm trang phục truyền thống, trang phục lễ hội, trang phục sinh hoạt đời thường, trang phục cưới, trang phục cách tân; kết hợp trình diễn các bộ trang sức bạc truyền thống của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước.

- Trưng bày, giới thiệu trang phục, trang sức bạc truyền thống của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước.

1.4. Tái hiện, trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của người X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước

- Tái hiện, trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống của người X’tiêng (nhóm Bù Đek) tỉnh Bình Phước với trình tự các bước từ chuẩn bị nguyên liệu, cách vót nan, các tạo khung và thao tác các công đoạn chế tác sản phẩm đan lát thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc X’tiêng.

- Giới thiệu các thành phẩm đan lát thủ công truyền thống của đồng bào X’tiêng. Các nghệ nhân sẽ trực tiếp thực hành, chế tác các sản phẩm và giới thiệu đến du khách để cùng trải nghiệm.

1.5. Giới thiệu không gian ẩm thực, trưng bày sản vật địa phương của đồng bào X’tiêng tỉnh Bình Phước

- Trình diễn các công đoạn chế chế biến ẩm thực truyền thống của dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước với các món ăn, thức uống độc đáo như rượu cần, cơm lam. Đặc biệt là giới thiệu các món ngon cổ truyền của người X’tiêng (nhóm Bù Đek) như bánh Piêng plo, Piêng liêt, khô nai, heo sóc gác bếp, trâu gác bếp,…

- Trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Phước với các sản vật tiêu biểu của vùng đất thủ phủ của các loại hình cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều (hạt điều rang muối, cháy tỏi, kẹo hạt điều, bánh hạt điều, sữa hạt điều,…)

- Trưng bày các sản phẩm về văn hoá, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước.

- Phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm việc thực hành chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào X’tiêng.

B. SẮC MÀU VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI, TỈNH SƠN LA VỚI “NGÀY HỘI HOA BAN”

1.6. Tái hiện Lễ xên bản (Xên mường) trong Lễ hội hoa Ban của đồng bào Thái tỉnh Sơn La

Tháng 3 hoa ban bung nở, măng đắng mọc, tiết trời ấm áp, bà con bản mường tạm gác lại công việc đồng áng, đắm mình trong trời xuân tổ chức lễ hội “Xên bản”, nhằm để cảm tạ tổ tiên, thần sông, thần núi, thần thổ địa… đã giúp con người sống ở trần gian duy trì cuộc sống, đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Lễ hội diễn ra vào mùa xuân với mục đích xướng báo các vị thần linh, thần nước, thần núi, thần rừng, thổ địa…về hưởng thụ đồ lễ, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra bản mường, đồng thời cũng là dịp để cầu xin trời đất phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng xanh tốt, gửi gắm những ước nguyện lớn lao về một cuộc sống bình yên.

Sau phần nghi thức sẽ là phần hội giao lưu dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc Thái và các trò chơi dân gian truyền thống: nhảy sạp, ném còn, tó má lẹ…và giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban của đồng bào Thái, tỉnh Sơn La.

1.7. Chương trình giao lưu dân ca dân vũ “Tiếng hát mùa Ban”

Là một chương trình nghệ thuật tổng hợp của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái qua các hoạt động âm nhạc, diễn xướng kể về câu chuyện của hoa Ban, những vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc khi mùa hoa Ban nở.

1.8. Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái

- Hoa Ban nở thành người con gái Thái, đám mây bay trong thau nước gội đầu”. Hoa Ban được dịch theo tiếng Thái có nghĩa là loài hoa ngọt, mang ý nghĩa ngọt ngào, nhẹ nhàng. Hoa Ban tượng trưng của đất trời Tây Bắc và người con gái Thái như đại diện cho linh hồn của loài hoa. Từ ngắm nhìn đến thưởng thức những món ẩm thực chế biến từ hoa Ban và những món ăn mà chỉ có đồng bào Thái mới có. Trong hương vị say nồng của rượu cần, món ăn ngon, lâng lâng trong những điệu múa đắm say của các cô gái Thái trong bộ áo cóm và chiếc khăn Piêu xinh đẹp. Hình ảnh của hoa Ban - hình ảnh của những người con gái Thái sẽ được thể hiện tình nhất trong không gian của tình đất và người Sơn La với: bàn tay khéo léo chế biến các món ăn độc đáo từ hoa Ban từ ẩm thực dân tộc Thái, là tiếng thoi đưa dệt vải thêu thùa khăn Piêu, là những vòng xòe đắm say trong không khí đất trời tháng Ba.

- Giới thiệu văn hóa du lịch Sơn La 20 ảnh về vẻ đẹp hoa Ban và đồng bào dân tộc Thái, giới thiệu sản vật địa phương.

- Giới thiệu trang phục dân tộc Thái nêu bật vẻ đẹp của phụ nữ Thái qua điệu múa Xòe, trò chơi dân gian…

2. Hoạt động cuối tuần

2.1. Chương trình “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

- Ca, múa các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên, các ca khúc về Tây Nguyên với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

- Tháng Ba Tây Nguyên tại Làng với sắc màu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng muốt, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba. Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào Tây Nguyên nơi đây.

- Giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên qua trang phục “Em là hoa Pơ lang”.

2.2. Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

- Hoạt động trong các dịp cuối tuần (02,03; 09,10; 16,17; 23,24; 30,31) và ưu tiên các ngày kỷ niệm 8/3, 20/3, 26/3.

+ Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

+ Tăng cường các nghề thủ công truyền thống có sự thao tác của người phụ nữ để từ đó giới thiệu nét sinh hoạt cũng như phẩm chất, đức hạnh của mỗi nếp nhà đồng bào dân tộc theo vùng miền đất nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giới thiệu vẻ đẹp người phụ nữ qua trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.

+ Đề cao các hoạt động trải nghiệm kết nối giữa các nhóm đồng bào và du khách, các nhóm phát huy thế mạnh của mình theo cụm đồng bào gần nhau theo hướng tương hỗ.

+ Tăng cường các hoạt động của các nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tập trung theo hướng thực hiện theo các gói chương trình du lịch đặc thù; tăng cường bổ trợ cho các hoạt động theo Hướng dẫn số 18/HD-KCLDT theo thế mạnh của đồng bào phù hợp với tính vùng miền, tuyến điểm và đặc trưng văn hóa của nhóm theo địa phương.

+ Các làng tăng cường các hoạt động trải nghiệm để giới thiệu tới du khách; Tăng cường màu xanh của bản làng, buôn sóc và sắp xếp không gian thoáng, an toàn tạo cảm giác dễ chịu cho du khách.

+ Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thổi Đinh Năm hát ay ray, hát những ca khúc về Tây Nguyên, âm hưởng của cồng chiêng Tây Nguyên tại Làng…

+ Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát Then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.

+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nướng… của dân tộc Dao; bánh cuốn của dân tộc Nùng; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: Hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam...Tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát của dân tộc Tà Ôi; thưởng thức hương vị cà phê, ca cao của dân tộc Ê Đê; bánh tét của dân tộc Khmer…

+ Chương trình du lịch theo gói trải nghiệm tại không gian Khu các làng dân tộc.

Các nhóm đồng bào gần nhau, phát huy các nét văn hoá truyền thống tăng cường sự trải nghiệm của du khách theo các thế mạnh riêng mang tính tương hỗ:

- Cụm các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao: Các cộng đồng dân tộc cùng nhau tái hiện nét văn hóa dân tộc mình theo thế mạnh của các cộng đồng như trải nghiệm ẩm thực làm các loại bánh truyền thống, trải nghiệm nghề đặc sắc với chế tác đàn Tính, đan lát truyền thống, nghề thuốc nam và trải nghiệm quy trình nấu rượu ngô của đồng bào dân tộc Mông để cảm nhận cuộc sống của đồng bào theo vùng miền, địa phương, dân tộc.

- Cụm các làng dân tộc Mường, Lào, Khơ Mú, Thái: Các cộng đồng tái hiện nét văn hóa của dân tộc mình mang tính tương tác hỗ trợ nhau các dân tộc Mường, Lào, Thái với các hoạt động trải nghiệm gắn liền với việc giới thiệu di sản xoè Thái, vũ điệu kết đoàn, chiêng Mường, điệu múa au eo…những món ăn truyền thống của cộng đồng cùng nhau chế biến các món ăn truyền thống như xôi màu, thịt nướng, cùng nhau hái chè, làm vườn và cùng trải nghiệm các trò chơi dân gian của đồng bào.

- Cụm các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng: Các hoạt động diễn xướng dân gian và nghề dệt thủ công truyền thống với những trải nghiệm về âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên và âm nhạc tre nứa cùng với dệt Zèng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế hay nét độc đáo trong nghệ thuật dệt của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai.

- Cụm các làng dân tộc Cơ Tu, Gia Rai, Raglai, Ê Đê: Gắn với không gian văn hóa với những mái nhà rông, nhà dài, nhà sàn, giọt nước làng Ba Na nghe đàn nước là âm vang của cồng chiêng Tây Nguyên nơi có những người con đồng bào dân tộc Gia Rai hàng ngày đang thực hành và giới thiệu di sản, có vũ điệu dâng trời mang cốt cách tâm hồn của người dân miền Tây A Lưới, từ ngôi nhà dài chế độ mẫu hệ, có cà phê có những nét độc đáo của âm nhạc Tây Nguyên quyện hòa vào nhau, trải nghiệm nghề đan lát, chế tác nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận.

- Cụm làng dân tộc Khmer và các quần thể tâm linh: Là nét trải nghiệm rất riêng vùng đất Phương Nam với nghệ thuật Rô băm, kiến trúc chùa, tháp.

3. Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình, dân tộc về thế hệ trẻ nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ của tháng và nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống và cuộc sống của mỗi nếp nhà của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung” gắn với người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia đình.

+ Giới thiệu các chương tình trải nghiệm, kết nối giữa tuổi trẻ với đồng bào các dân tộc qua nét văn hoá truyền thống tại mỗi buôn, bản làng.

+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…

+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
N
gày 02,03/3/2024 (thứ Bảy, Chủ Nhật); 08/3/2024 (thứ Sáu)

09h00 - 10h30

-

15h00 - 16h30

Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang ” của đồng bào dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Gia Rai, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

Hoạt động của 15 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu vẻ đẹp người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số qua trang phục, nghề thủ công truyền thống và nếp sinh hoạt trong gia đình các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Không gian các làng dân tộc

Sắc màu văn hóa dân tộc X’tiêng, tỉnh Bình Phước:

NGÀY HỘI THANH NIÊN VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

Ngày 09,10/3/2024 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Ngày 09/3/2024 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Men say cao nguyên” của đồng bào X’tiêng, tỉnh Bình Phước

Làng dân tộc X’tiêng, Khu các làng dân tộc II

10h30 - 11h00

-

15h30 - 16h30

Giới thiệu, trình diễn trang phục, trang sức bạc truyền thống của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek) với chủ đề “Hương sắc bazan”

Cả ngày

- Tái hiện, trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống; Giới thiệu ẩm thực, trưng bày sản vật địa phương của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek).

- Giao lưu văn hóa truyền thống với các bạn trẻ dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước.

Ngày 10/3/2024 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

 

Tái hiện Lễ Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới) của đồng bào X’tiêng, tỉnh Bình Phước

Làng dân tộc X’tiêng, Khu làng dân tộc II

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Men say cao nguyên” của đồng bào X’tiêng, tỉnh Bình Phước

Cả ngày

- Tái hiện, trình diễn, truyền dạy kỹ thuật đan lát truyền thống; Giới thiệu ẩm thực, trưng bày sản vật địa phương của đồng bào X’tiêng (nhóm Bù Đek)

- Giao lưu văn hóa truyền thống với các bạn trẻ dân tộc X’tiêng tỉnh Bình Phước.

Săc màu văn hóa dân tộc Thái, tỉnh Sơn La:

NGÀY HỘI HOA BAN

Ngày 23/3/2024 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Tiếng hát mùa Ban” của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Cả ngày

- Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái.

- Giới thiệu sự khéo léo của các cô gái Thái qua nghệ thuật thêu khăn Piêu, trình diễn giới thiệu trang phục dân tộc Thái.

- Giới thiệu xòe Thái, các trò chơi dân gian truyền thống trong khuôn khổ Ngày hội.

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Ngày 24/3/2024 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện lễ hội xên bản (xên mường) trong khuôn khổ Ngày hội hoa Ban của dân tộc Thái, tỉnh Sơn La

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Tiếng hát mùa Ban” của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Sơn La

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Cả ngày

- Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái.

- Giới thiệu sự khéo léo của các cô gái Thái qua nghệ thuật thêu khăn Piêu, trình diễn giới thiệu trang phục dân tộc Thái.

- Giới thiệu xòe Thái, các trò chơi dân gian truyền thống trong khuôn khổ Ngày hội.

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01- 31/3/2024

 

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (02,03; 09,10; 16,17; 23,24/3/2024)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của các dân tộc.

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân

+ Các trò chơi dân gian truyền thống: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian…

-  Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

 Phạm Hương