Tổ chức các hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 5 được tổ chức từ ngày 05 - 31/5/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025); đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hằng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, vùng, miền thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Qua đó, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong từng việc làm, hoạt động cụ thể thiết thực của đồng bào các dân tộc và lan tỏa đến khách du lịch tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tháng 5 với sự tham gia của Khoảng hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng). Huy động thêm khoảng 25 đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi huyện A Lưới, thành phố Huế ngày 17,18/5/2025.



Đồng bào quây quần kể cho nhau nghe những câu chuyện, cảm xúc của mình dành cho Bác

Chương trình tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” với các hoạt động:

Tái hiện Lễ cúng thần rừng của các dân tộc huyện A Lưới

Với đồng bào dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu huyện A Lưới, từ bao đời nay cuộc sống gắn bó mật thiết với rừng. Rừng giữ cho mưa thuận gió hòa, nước nguồn rừng cho để sản xuất, cái cây làm nhà cũng lấy từ rừng. Thế nên, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng những giá trị của rừng gắn với không gian văn hóa của dân làng vẫn còn nguyên vẹn. Và cũng đã có từ rất lâu, lễ cúng thần rừng - một nghi lễ dân gian mang tính cộng đồng đặc sắc thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên được đồng bào gìn giữ, lưu truyền và tổ chức vào dịp đầu xuân mới. Thầy cúng là chủ lễ, lễ vật gồm có: gà, lợn, gạo, rượu cần, trái cây, tấm Zèng…sau khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng sẽ tiến hành các nghi thức cúng theo truyền thống. Kết thúc phần nghi thức là phần hội rộn rã với điệu múa tung tung ya yá hòa trong tiếng trống, tiếng chiêng…

Lễ cúng thần rừng nhằm tạ ơn các thần linh đã che chở cho buôn làng sức khỏe, may mắn, bình an; là nét đẹp truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới gắn với ngọn núi, dòng sông. Buôn làng của đồng bào Tà Ôi, Cơ tu luôn sống biết ơn, chan hòa gắn bó, tôn thờ với vạn vật, tự nhiên.

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ một tình yêu bao la”

- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục dân ca dân vũ thể hiện tình cảm của cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới đối với Bác Hồ và giao lưu cùng một số nhóm đồng bào lân cận cùng thể hiện tình yêu, tiếng lòng của mình với Bác Hồ kính yêu.

- Giới thiệu vẻ đẹp của người con mang họ Hồ qua di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - nghệ thuật dệt Zèng (thổ cẩm), là niềm tự hào của đồng bào Tà ÔI huyện A Lưới.

- Kết hợp giới thiệu văn hoá - du lịch của mảnh đất miền Tây xứ Huế và vẻ đẹp của đồng bào dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi.

Chương trình dân ca dân vũ “Bài ca dâng Bác” của đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Chương trình với lời ca tiếng hát, biểu diễn nhạc cụ, điệu múa ca ngợi Bác Hồ thể hiện được tình cảm của đồng bào các dân tộc đối với Bác Hồ kính yêu. Đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng theo lời Bác dặn đoàn kết một lòng tin theo Đảng, theo Bác để cùng với nhau bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, xây dựng quê hương bản làng, phum sóc giàu đẹp.

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ”

- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục dân ca dân vũ thể hiện tình cảm của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác Hồ.

- Kết hợp những câu chuyện kể của những người con đồng bào dân tộc Tây Nguyên về tình cảm của Bác Hồ cũng như từ tấm gương của Bác đồng bào noi theo Bác học tập và làm theo Bác.

Tổ chức Lễ Phật đản

Là ngày lễ kỷ niệm lớn nhất trong năm của Phật giáo, ngày lễ Phật đản hay còn gọi là Vesak, tam hợp, kỷ niệm 03 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật là ngày đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Vào ngày lễ này, phật tử thường đến chùa cúng dường trai tăng, nghe pháp, xin thọ trì tam quy và xin thọ trì tam quy và ngũ giới, có các hoạt động như tụng kinh, thọ hạnh đầu đà một đêm và đặc biệt là tổ chức nghi thức tắm Phật. Lễ Phật đản là dịp không chỉ để tôn vinh Đức Phật, mà còn là dịp để ôn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện một con người lịch sử cùng những lời dạy của Ngài.

Chương trình:

+ Phật tử vân tập.

+ Cung thỉnh chư tăng.

+ Giới thiệu thành phần tham dự và chương trình buổi lễ.

+ Lễ bái Tam bảo.

+ Phật tử thọ trì tam quy ngũ giới.

+ Nghi thức tắm tượng.

+ Chư tăng tụng kinh chúc phúc, thuyết pháp.

+ Phật tử dâng trai tăng.

+ Thọ trai.

+ Hoàn mãn.

Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống

- Là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.

- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc…..

- Các hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động cuối tuần của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Lan tỏa từ những câu chuyện kể về Bác đồng bào các dân tộc học tập theo tấm gương, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tháng Năm sinh nhật Bác cũng là dịp để đồng bào các dân tộc thể hiện tình cảm với Bác Hồ kính yêu không chỉ bằng việc biết đến câu chuyện kể về Bác, những lời ca tiếng hát về Bác mà từ các hoạt động chân thực, giản dị gắn với đời sống của đồng bào:

* Đối với các hoạt động lao động sản xuất: mỗi đồng bào mình đang học tập, rèn luyện tăng gia sản xuất như trồng nhiều rau xanh, chăm sóc vườn cây, hoa… phát huy những phẩm chất tự nhiên của đồng bào, rèn luyện tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm tập thể, gần gũi trong mỗi bản làng.

* Đối với các nhóm làng có thế mạnh về dân ca dân vũ: tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ, những lời ca tiếng hát, diễn xướng dân gian về Bác Hồ kính yêu, thể hiện tình cảm của đồng bào mình với Bác. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, nghệ thuật hát Then, đàn Tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát Ay ray, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, lâm lêu…

* Đối với các nhóm làng có thế mạnh về nghề thủ công truyền thống: tăng cường giới thiệu đến du khách các nghề thủ công từ các thao tác chọn nguyên liệu, các khâu hoàn thiện sản phẩm, giới thiệu cho du khách cách thực hiện và các sản phẩm khi hoàn thiện. Tăng cường tính chủ động và linh hoạt của các nghệ nhân đồng bào trong phương thức tiếp cận đến du khách.

- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, Dao và các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, chế biến thuốc nam...

- Chương trình du lịch gắn với hoạt động trải nghiệm tại không gian các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hằng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…

+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Trò chơi dân gian: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, bập bênh…

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 10/5/2025 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bài ca dâng Bác” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng

Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III

Ngày 11/5/2025 (Chủ nhật)

08h00 - 11h00

Lễ phật đản tại chùa Khmer

Quần thể chùa Khmer, khu các làng dân tộc III

09h45 - 10h45

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bài ca dâng Bác” của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng

Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III

Ngày 17/5/2025 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ một tình yêu bao la” của các dân tộc huyện A Lưới

Làng dân tộc Tà Ôi, Khu các làng dân tộc II

Ngày 18/5/2025 (Chủ nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện lễ cúng thần rừng của các dân tộc huyện A Lưới, thành phố Huế

Khu vực gần vườn tượng Tây Nguyên, Khu các làng dân tộc II

10h00 - 11h00

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ một tình yêu bao la” của các dân tộc huyện A Lưới

Làng dân tộc Tà Ôi, Khu các làng dân tộc II

Ngày 24,25/5/2025 (Thứ Bảy, Chủ nhật)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hằng ngày tại Làng

Làng dân tộc Cơ Tu, khu các làng dân tộc II

Ngày 31/5/2025 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hằng ngày tại Làng

Làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II

Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống
Các ngày cuối tuần 10,11; 17,18; 24,25; 31/5/2025 (Thứ Bảy, Chủ nhật)

Cuối tuần

Chương trình trải nghiệm văn hoá truyền thống gắn với không gian văn hoá của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng

Các làng dân tộc đang hoạt động hằng ngày

- Trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.

- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh; trải nghiệm trang phục dân tộc…..

- Hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.

 

 

 

 

Không gian nhà A3, Khu các làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hằng ngày tại Làng

Ngày

05/5/2025 - 31/5/2025

 

- Hoạt động hằng ngày: tái hiện cuộc sống hằng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (10,11; 17,18;19; 24,25; 31/5/2025)

(các thứ Bảy, Chủ nhật và ngày sinh của Bác Hồ).

 

- Trải nghiệm giới thiệu văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hằng ngày: nhà ở, kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán...và những câu chuyện kể, tình cảm của đồng bào các dân tộc đối với Bác kính yêu.

- Chương trình dân ca, dân vũ: các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu.

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ,

- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...

 - Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Phạm Hương