Tổ chức các hoạt động tháng 8 “Ngày hội tuổi thơ”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 8 được tổ chức từ ngày 01 - 31/8/2019 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa góp phần tạo sân chơi bổ ích cho các bạn nhỏ cuối hè chuẩn bị đón năm học mới thông qua các hoạt động gần gũi, gắn liền với tuổi thơ và văn hoá dân tộc. Qua đó, đề cao vai trò trách nhiệm với cộng đồng, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Hoạt động tháng 8 với sự tham gia của gần 100 đồng bào của 13 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú (dự kiến), Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Ngoài ra, huy động thêm khoảng 30 các bạn thiếu nhi dân tộc Thái huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An ngày 17,18/8/2019.
Chương trình tháng 8 với các hoạt động như:
Chương trình điểm nhấn các hoạt động “Ngày hội tuổi thơ”
- Giới thiệu các hoạt động Hát đồng dao “Thả bươn” của các em thiếu nhi dân tộc Thái huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An: Đồng bào dân tộc Thái ngoài ca múa nhạc truyền thống còn có văn hóa đồng dao từ lâu đời được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với nhiều loại khác nhau trong đó có Hát thơ (Bắt bướm - Thả bí; Bắt con đom đóm - Thả Túm; Cú bắt gà - Kếch kếch; Khái bắt trâu - Iếng ời; Đố trăng - Thả bươn. Ngoài ra, hát đồng dao gắn liền với các trò chơi dân gian truyền thống: Chọi gụ, ném còn, kéo co, đánh khẳng, cà kheo…và thưởng phạt bằng cõng nhau, bế nhau khiến người chơi luôn thích thú, sảng khoái, đoàn kết và có tính ganh đua, trổ tài.
- Giới thiệu trò chơi dân gian truyền thống của thiếu nhi dân tộc Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An: Trình diễn, giới thiệu các trò chơi dân gian: Đánh khăng; Chọi gụ; Bịt mắt đánh trống; Tó lẹ; Thi đánh trống chiêng; Múa sạp, múa xòe…giao lưu tương tác với du khách đặc biệt là các bạn thiếu nhi.
- Tiếp tục Chương trình trải nghiệm “Ngày hè của em”:
+ Tổ chức trưng bày giới thiệu các hoạt động trẻ thơ tại Làng với những hình ảnh của các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017, 2018: Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ, nết người”; Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em” và một số trò chơi dân gian của trẻ thơ như chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, làm diều…
+ Trình diễn, trưng bày, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ đó đặc biệt là một số các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như: Nép pao, đánh cù của dân tộc Mông; đẩy gậy của dân tộc Mường, tó má lẹ của dân tộc Thái, ném vòng của dân tộc Cơ Tu... đi cà kheo, thả diều…của các dân tộc.
+ Tổ chức không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách.
+ Hướng dẫn các trò chơi dân gian tập thể, các hoạt động giáo dục ý thức về môi trường sinh thái, văn hóa dân tộc.
+ Tái chế các vỏ chai nhựa thành các vật dụng hữu ích, trang trí…tham gia cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn”.
Hoạt động cuối tuần “Sắc màu em yêu”
- Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Sắc màu em yêu” của Nhà hát Múa rối Việt Nam: Tổ chức loại hình múa rối cạn với nhiều hình thức biểu đạt của những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ sỹ biểu diễn kết hợp với âm nhạc, tạo hình con rối, tạo dáng những nhân vật rối được cách điệu và nhấn mạnh một cách cô đọng, chất hồn nhiên, ngây thơ để mỗi lứa tuổi cảm nhận một cách khác nhau nhưng cùng đạt được một hiệu quả thưởng thức: Vui vẻ, sảng khoái, nhẹ nhàng trong những ngày hè.
- Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Tuổi thơ trong em”: Các tiết mục ca nhạc vui tươi rộn ràng như một lời giới thiệu về tuổi thơ, cảnh sắc vùng cao. Nét trẻ trung, hồn nhiên và không khí tươi trẻ đầy sức sống của các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc sẽ đem lại cho du khách một không khí căng tràn sức sống nhất là đối với đối tượng là các bạn trẻ. Qua những tác phẩm âm nhạc ấy như một hành trình về với văn hóa vùng cao giúp cho mọi người tìm hiểu về đất và người vùng cao qua âm nhạc.
- Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng
+ Giới thiệu về nghề dệt và những sản phẩm đặc trưng của nghề dệt giúp du khách hiểu và trải nghiệm quy trình dệt vải của các nghệ nhân đồng bào.
+ Giới thiệu các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
+ Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
+ Tiếp tục hoàn thiện không gian “Ngày hè của em” và quảng bá giới thiệu cánh đồng hoa “Tổ quốc gấm hoa”.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của cộng đồng các dân tộc đang sinh hoạt tại "Làng".
+ Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc.
Hoạt động hàng ngày
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Tạo không gian, nội dung hoạt động gắn liền với những trải nghiệm mùa hè cũng như trưng bày giới thiệu những hình ảnh hoạt động lao động sản xuất, giới thiệu nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...
Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 12 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Chương trình tổng thể
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
Các ngày cuối tuần 03;04; 10,11; 17,18; 24,25/8/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
Cả ngày
|
Các hoạt động điểm nhấn của Chương trình trải nghiệm “Ngày hè của em” và cuộc thi “Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn”
|
Triển lãm làng II, Khu vực đồi thông A2
|
Ngày 10,11/8/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h15
14h30 - 15h45
|
Chương trình biểu diễn nghệ thuật Rối cạn “Sắc màu em yêu” của nghệ sĩ diến viên Nhà hát múa Rối Việt Nam
|
Sân khấu lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III
|
Chương trình điểm nhấn với chủ đề “Ngày hội tuổi thơ”
Ngày 17,18/8/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h00
14h00 - 15h00
|
Chương trình giới thiệu khúc hát đồng dao “Thả bươn” của các em thiếu nhi dân tộc Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
|
Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I
|
10h00 - 11h00
15h00 - 16h00
|
Giới thiệu trò chơi dân gian tuổi thơ của thiếu nhi dân tộc Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
|
Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 24,25/8/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h30
14h30 - 16h00
|
Chương trình âm nhạc “Tuổi thơ trong em” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.
|
Cánh đồng Tổ quốc gấm hoa, Khu các làng dân tộc I.
|
Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng
|
Ngày
01/8/2019 - 31/8/2019
|
- Hoạt động hàng ngày của các dân tộc tại Làng Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Mông , Khơ Mú (dự kiến) Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer
|
Không gian các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Mông, Khơ Mú (dự kiến), Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer.
|
Dịp cuối tuần
Ngày (03,04; 10,11;17,18;
24,25/8/2019)
(các Thứ Bảy, Chủ Nhật).
|
- Các trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ: Ném pao, đánh cù của dân tộc Mông, đẩy gậy của các dân tộc Mường, tó má lẹ của dân tộc Thái, ném vòng dân tộc Cơ Tu.
- Thực hành nghề dệt truyền thống dân tộc tại các làng dân tộc: Mường, Thái, Mông, Tà Ôi, Ba Na
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào dân tộc.
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: âm nhạc dân gian từ tre nứa của dân tộc Xơ Đăng, cồng chiêng dân tộc Ba Na.
- Các hoạt động khác như hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, làm thuốc... của các nghệ nhân dân tộc đang sinh hoạt tại “Làng”.
- Chương trình trải nghiệm “Ngày hè của em” năm 2019.
|
Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Mông, Khơ Mú (dự kiến) , Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer.
|
Phạm Hương