Tổ chức các hoạt động tháng 3 "Như hoa mùa xuân"

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 3 được tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2019 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhằm giới thiệu các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu biển đảo của thanh niên và đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân góp phần thu hút khách du lịch, tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn, du khách gặp gỡ, giao lưu, đặc biệt là thanh niên, học sinh trong các chương trình dã ngoại, sinh hoạt gắn với chủ đề tình yêu biển đảo của Tổ quốc.

Hoạt động do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với sinh viên, nghệ sĩ, diễn viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc; Nhà hát Múa rối Việt Nam; Nhóm bạn trẻ Tây Nguyên đang học các trường Nghệ thuật tại Hà Nội. Cùng với sự tham gia của gần 100 đồng bào của 13 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer) đến từ 12 địa phương (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng) thực hiện.

Chương trình tháng 03 với các hoạt động như:

Nhóm các hoạt động sự kiện Biển đảo quê hương trong lòng “Ngôi nhà chung”

- Không gian biển đảo trong lòng Ngôi nhà chung: Không gian tổng hợp giới thiệu về biển đảo Tổ quốc đến du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ qua hệ thống âm thanh, hình ảnh, hiện vật, phim tài liệu phong phú, hấp dẫn giới thiệu không gian 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa; Cột mốc chủ quyền thu nhỏ cùng với nhiều hiện vật của chiến sỹ, nhà báo… về Trường Sa và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Chương trình “Biển đảo quê hương từ đất liền yêu thương”- Chương trình điểm nhấn: Mời và đón các đại biểu là thân nhân gia đình chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa (chủ yêu là các vợ chiến sĩ là giáo viên đang công tác tại Hà Nội), các nhà báo, chiến sĩ, Đoàn thanh niên Bộ tư lệnh Hải quân; Đoàn khối các cơ quan Trung ương, Đoàn thanh niên một số đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, báo chí, cựu chiến binh, chiến sỹ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ… tham quan “Không gian biển đảo trong lòng đồng bào”.Giao lưu, trao đổi về những câu chuyện xúc động, kỷ niệm về những tình cảm từ đất liền với những người lính đảo; tặng quà thân nhân gia đình chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó trình diễn một số bai hát về biển đảo và trao nhận một số hiện vật về quần đảo Trường Sa.

Hoạt động chuyên đề “Lễ hội mùa xuân”

- Tái hiện Lễ Trỉa hạt của các dân tộc Tây Nguyên tại không gian làng dân tộc Ê Đê đến làng dân tộc Xơ Đăng: Theo quan niệm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đến đầu mùa của mùa rẫy đều tổ chức lễ trỉa bắp để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với thần linh và cầu mong những điều may mắn tốt lành sẽ tới, tai ương qua đi. Tại “Ngôi nhà chung” đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn duy trì tập quán cúng Lễ trỉa lúa mở đầu cho một vụ mùa mới tăng gia sản xuất, mưa thuận gió hòa, bà con các dân tộc phấn khởi, chăm lo sản xuất.

Hoạt động cuối tuần “Mùa xuân và Tuổi trẻ”

- Chương trình “Tháng 3 Tây Nguyên”: Ca, múa các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người vùng Tây Nguyên khi tháng 3 về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên của các bạn trẻ sẽ mang tới một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

- Chương trình “Như hoa mùa xuân”: Biểu diễn các bài hát về mùa xuân, về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

- Chương trình múa rối nghệ thuật “Vui xuân”: Múa rối cạn với nhiều hình thức biểu đạt của những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ sĩ biểu diễn kết hợp với âm nhạc, tạo hình con rối, tạo dáng những nhân vật rối được cách điệu…xây dựng một số tiết mục gắn với âm nhạc để chào đón ngày Hạnh phúc 20/3.

- Chương trình ca múa nhạc “Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương": Các tiết mục là sự quyện hòa của tinh thần về biển đảo và tình yêu Tổ quốc thể h iện trong tình yêu biển đảo quê hương của tuổi trẻ của đồng bào các dân tộc anh em.

Bên cạnh đó là các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình, dân tộc về thế hệ trẻ nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ của tháng; hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm và chùa Pháp Ấn;... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 02,03/3/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h15

-

14h30 - 15h45

Chương trình “Tháng 3 Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Làng dân tộc Xơ Đăng, Khu các làng dân tộc II

Ngày 08/3/2019- Ngày Quốc tế phụ nữ (Thứ Sáu)

09h00 - 10h15

-

14h30 - 15h45

Chương trình “Như hoa mùa xuân” của các nghệ sỹ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Cánh đồng hoa Tam giác mạch

Cả ngày

Hoạt động của 13 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu người phụ nữ trong gia đình

Tại 13 làng đồng bào dân tộc đang sinh sống

Ngày 09/3/2019 (Thứ Bảy)

09h00 - 10h15

-

14h30 - 15h45

Chương trình “Tháng 3 Tây Nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên tại Làng

Làng dân tộc Xơ Đăng, Khu các làng dân tộc II

Ngày 10/3/2019 (Chủ Nhật)

08h30 - 10h30

Tái hiện “Lễ trỉa hạt” của các dân tộc Tây Nguyên

Từ làng dân tộc Ê Đê qua lần lượt các làng Raglai, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na, Tà Ôi.

Ngày 16,17/3/2019 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h15

-

14h30 - 15h45

Chương trình múa rối nghệ thuật “Vui Xuân” của diễn viên, nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Ngày 20/3/2019 (Thứ Tư) - Ngày Quốc tế hạnh phúc

Cả ngày

Hoạt động của 13 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu về truyền thống văn hóa của gia đình đồng bào dân tộc

Tại 13 làng đồng bào dân tộc đang sinh sống

Ngày 23/3/2019 (Thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình ca múa nhạc “Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Ngày 24/3/2019 (Chủ Nhật) (Sự kiện điểm nhấn tháng)

09h00-11h00

Chương trình “Biển đảo quê hương từ đất liền yêu thương”

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Cả ngày

Không gian biển đảo trong lòng “Ngôi nhà chung”

Nhà triển lãm làng III

14h30 - 16h00

Chương trình ca múa nhạc “Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01- 31/3/2019

 

- Hoạt động hàng ngày “Vui xuân”: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer.

Không các làng dân tộc Tày, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Mông , Tà Ôi,Ba Na, Xơ Đăng,  Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

“Mùa xuân và Tuổi trẻ”

Ngày (02,03; 09,10;16,17;

23,24; 30,

31/3/2019)

(các Thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và trải nghiệm các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nấu mọ, gà nướng… của dân tộc Khơ Mú; thắng cố, mèm mém… của dân tộc Mông; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam...Tìm hiểu về các loại bánh tình yêu A quát, bột lọc của dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu; thưởng thức hương vị cà phê, cao cao của dân tộc Ê Đê; bánh tét bánh dừa của dân tộc Khmer…

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa, các nhạc cụ từ tre nứa âm hưởng dân gian

+Các trò chơi dân gian truyền thống: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian…của các nhóm nghệ nhân dân tộc Tày, Dao, Nùng, Thái, Mường, Mông,  Khơ Mú, Ba Na, Cơ Tu, Tà Ôi, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer. Và các chương trình du lịch trải nghiệm “Vui xuân” tại không gian Khu các làng dân tộc.

-  Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

Không các làng dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer.

Phạm Hương