Tiếp nhận bức Hải đồ Việt Nam có tọa độ của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại "Ngôi nhà chung"
(LVH) - Ngày 14/6/2020 tại không gian nhà triển lãm làng dân tộc III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), BQL Làng VHDL các DTVN tổ chức chương trình tiếp nhận bức Hải đồ Việt Nam có tọa độ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Trường THCS Đằng Lâm (Hải Phòng) và Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu Hải quân trao tặng.

Quang cảnh buồi tiếp nhận
Cách đây gần 10 năm kể từ ngày tiếp nhận 21 phiến đá san hô tượng trưng cho 21 điểm, đảo Việt Nam đóng quân và giữ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa do Quân chủng Hải Quân trao tặng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc đã có một không gian hướng về biển đảo.

Thiếu tá Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ nhiệm phòng Hậu cần, Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu Hải quân phát biểu
Kể từ năm 2015, Nhà Nước đã chọn Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm, trong những năm qua Ban Quản lý đã tổ chức chuỗi các hoạt động, sự kiện tri ân, về nguồn và tiếp nhận nhiều hiện vật, cờ Tổ Quốc, tranh ảnh tư liệu về biển, đảo Tổ Quốc do các đơn vị, cá nhân trao tặng.

Lãnh đạo BQL Khu các làng dân tộc, BQL Làng VHDL các DTVN tiếp nhận Hải đồ do đại diện Trường THCS Đằng Lâm (Hải Phòng) và Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu Hải quân trao tặng
Qua đó "Không gian biển đảo trong lòng đồng bào” đã trở thành điểm đến có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, khách tham quan nâng cao kiến thức về biển, đảo của Tổ Quốc, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, yêu biển đảo, tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
.jpg)
Bức Hải đồ Việt Nam với tỉ lệ 1:1 500 000, với kích thước rộng 1.27m cao 1.92m
Bức Hải đồ Việt Nam với tỉ lệ 1:1 500 000, với kích thước rộng 1.27m cao 1.92m được đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Đoàn 6 Hải quân) đo đạc, biên vẽ, sản xuất hải đồ và nghiên cứu với mục đích cung cấp các thông tin cần thiết cho người đi biển lập kế hoạch hành trình và thực hiện đảm bảo an toàn hàng hải, đồng thời phục vụ tìm hiểu thông tin cho nghiên cứu biển, khảo sát đại dương, xây dựng các công trình Quốc phòng và phát triển kinh tế biển; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Thiếu tá Lâm Duy Dương giới thiệu thuyết minh về Hải đồ

Lãnh đạo BQL Khu các làng dân tộc, BQL Làng VHDL các DTVN tặng hoa cho đại diện Trường THCS Đằng Lâm (Hải Phòng) và Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu Hải quân
Với ý nghĩa đó bức Hải đồ Việt Nam có tọa độ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày, giới thiệu tại không gian “Biển đảo trong lòng đồng bào dân tộc”, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một trực quan sinh động giúp đông đảo du khách tham quan mà đặc biệt là nhóm du khách trẻ là học sinh, sinh viên chủ nhân tương lai của đất nước thêm kiến thức về hải đồ và biển đảo Việt Nam. Đồng thời, góp phần bồi đắp cho các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc và truyền tiếp thêm ý chí xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc nhất là Biển đảo thiêng liêng phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc.
Phạm Hương