Những hình ảnh ấn tượng "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023
(LVH) - Sự kiện "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2023 là sự kiện thường niên do Bộ VHTTDL tổ chức vừa kết thúc sau 02 ngày 11-12/2 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội). Ngày hội đã để lại nhiều hình ảnh đẹp, ấn tượng là sự kiện hết sức ý nghĩa nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, là dịp để tôn vinh, biểu dương, động viên khích lệ những người có nhiều đóng góp và có uy tín trong cộng đồng.

Đến dự và chia vui cùng đồng bào có các Uỷ viên BCH TƯ Đảng: Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt và đại diện lãnh đạo Ban, Bộ ngành trung ương…

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu dự “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Ngày hội

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho đại diện 26 cộng đồng các dân tộc tham gia Ngày hội

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đại diện các dân tộc Việt Nam trao quà tặng Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng dự Lễ hội Katê của người Chăm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu trồng cây tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng đồng bào các dân tộc


Các tiết mục nghệ thuật tại “Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023


Đoàn Nghệ thuật quần chúng dân tộc Thái, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật xòe Thái” đến đông đảo du khách tham quan trong những ngày diễn ra "Ngày hội sắc xuân trên mọi miền tổ quốc" năm 2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội).







Làng dệt cổ Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm. Biểu tượng hoa văn trên vải thổ cẩm thể hiện triết lý về đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo, sự sáng tạo mỹ thuật của đồng bào Chăm. Sản phẩm dệt truyền thống ở làng Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt bởi hoa văn độc đáo, sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại.

Tại Ngày hội, nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc đã giới thiệu nghệ thuật làm gốm độc đáo, riêng có của người Chăm. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (29/11/2022). Nghề làm gốm Chăm truyền thống hiện nay còn chủ yếu ở Bàu Trúc (Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận) và làng Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay. Làng Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa, đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.

Tiếng trống Paranưng, kèn Saranai, trống Ghinăng, các điệu múa đền tháp…đã tạo nên âm nhạc đặc trưng của đồng bào Chăm. Đây thực sự là những tinh hoa trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Chăm.

Trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023, tại không gian làng dân tộc Thổ, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Thổ đã tái hiện nghi thức “Chậm đò ho” của dân tộc mình, thể hiện nét văn hóa sinh hoạt đặc trưng, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần của đồng bào trên vùng đất xứ Thanh. 

Thúy Nga (TH)