Tái hiện nghi lễ Mừng lúa mới của dân tộc Ba Na tại “Ngôi nhà chung”
(LVH) - Ngày 22/11, trong khuôn khổ các hoạt động Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2020, đồng bào dân tộc Ba Na đến từ huyện K'bang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Nghi lễ Mừng lúa mới của dân tộc mình tại không gian Làng dân tộc II, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội).
 |
Đòng bào Ba Na chuẩn bị đồ cho nghi lễ
|
Quan niệm về thế giới tâm linh của người Ba Na ở huyện K'bang cũng như các tộc người là cư dân bản địa Tây Nguyên, người Ba Na ở K'bang còn chịu ảnh hưởng tín ngưỡng nguyên thủy; tín ngưỡng thờ phồn thực, vạn vật hữu linh. Họ tin rằng xung quanh họ có rất nhiều vị thần mà họ gọi là yang và họ có một hệ thống những truyện cổ giải thích các hiện tượng tín ngưỡng quanh mình. Trong những vị thần được biết đến theo tín ngưỡng của người Ba Na họ coi trọng vị thần đã nuôi nấng họ đó là Yang sri (thần lúa). Ngoài ra, mỗi cộng đồng còn có những vị thần riêng tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong vùng.
 |
Già làng làm nghi lễ cúng thần linh
|
Lễ Mừng lúa mới với ý nghĩa để toàn thể dân làng cúng tạ ơn với yang, yang sri (thần lúa) đã giúp cho làng có được một vụ mùa bội thu, giúp cho dân làng có một năm mới no đủ. Đây cũng là một lễ hội lớn của vùng dân tộc Ba Na.
 |
Đồng bào Ba Na trỉa lúa, giã gạo ....
|
Việc điều hành công việc trong Làng của người Ba Na có các Già làng, do một già làng (bok kra) đứng đầu (do một người đứng đầu hay do một hội đồng già làng đứng đầu). Dân làng tin rằng, bok kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn dân làng cho nên uy tín rất cao. Sinh hoạt của cộng đồng làng K’giang vẫn diễn ra thường xuyên để bàn bạc giữa già làng với người đại diện cho các gia đình về những công việc liên quan đến cả cộng đồng hay phạt một thành viên của cộng đồng phạm tội; Chuẩn bị và tổ chức lễ hội vì nhiều lí do khác nhau như mừng chiến thắng, cầu an cho dân làng, tạ ơn các yang (thần), ma (atau) khi hết một mùa trồng tỉa theo nông lịch; sửa bến nước, mừng cơm mới.... Dù là những lễ hội do các gia đình đứng ra tổ chức như lễ bỏ mả, lễ tạ ơn... thì cả làng cùng trực tiếp tham gia.
 |
Các già làng uống rượu vừa hát dân ca, rồi vào từng nhà thăm và chúc sức khỏe, lấy đàn goong đệm và hát…
|
Trước khi diễn ra Nghi thức mừng lúa mới mọi người đã chuẩn bị đồ lễ tại không gian được dựng ngay tại Nhà rông và các đồ lễ đã được chuẩn bị gồm: Một con heo tầm 90 - 100kg, 2 con gà tượng trưng 1 con gà sống, 1 con gà đã nướng sẵn và thịt heo nướng; một ghè rượu, 2-3 vỏ ghè rượu tượng trưng; 3 ghè lớn là ghe cúng của làng (1 ghè to); 5kg cốm, cơm mới, bột gạo, măng.... Sau đó Già làng chọn ngày cụ thể rồi thông báo họp làng, thống nhất chọn ngày tổ chức làm Lễ hội Mừng lúa mới.
 |
...cùng nhau trỉa lúa
|
Ngay sau khi mọi thủ tục đã xong Gìa làng khấn: A Nghinh - Gring….Hỡi lũ làng năm nay làng mình được yang ban cho mưa thuận gió hòa nên mùa màng tươi tốt, hôm nay làng mình tổ chức làm lễ mừng lúa mới để tạ ơn yang sri-A Ngưi
Ơ gia làng đi tới đầu làng khấn (chơ mong) thông tin cho ông bà, tổ tiên, yang sông, yang suối, yang núi biết để dân làng tổ chức gặt lúa và làm lễ mừng cơm mới.
 |
|
Già làng thông báo cho đàn ông dựng sơ đang, phụ nữ cột ghè rượu, khiêng nước, người đàn ông trung niên sắp xếp các dàn cúng (chơ đang) (Hỡi những chang trai khỏe mạnh và những đàn ông có kinh nghiệm hãy dựng chơ đang, hỡi chị em phụ nữ hay khiêng nước vào để chuẩn bị cho lễ mừng ăn cơm mới của làng mình – A Nghinh. Già thông báo các chị, các em, các mẹ chuẩn bị chày cối, niêu, lúa, nồi đồng, đem ra dàn trận và tổ chức giã gạo làm cốm. “Ơ yang Sri, yang tốt đẹp, yang trên núi chơ lây, yang sông ba hôm nay lũ làng chúng tôi tổ chức lễ mừng lúa mới đầu tiên…báo cho các yang về đây cùng ăn cùng uống, cùng chung vui với dân làng, về ăn gan gà và lúa mới đầu tiên...phù hộ cho dân làng được sống khỏe, mùa mang tươi tốt, dân làng không bệnh tật ốm đau; phù hộ cho dân làng năm sau lại được mùa màng tươi tốt, Yok ya bok từ thời tổ tiên xa xưa hãy xuống chứng kiến dân làng K’giang, làm lễ mừng lúa mới, sem thử dân làng chuẩn bị heo, gà, ghè rượu, nào gan gà, gan heo và rượu ngon mời ông bà hãy về chúng kiến, phù hộ cho con plei sức khỏe mạnh như con trâu rừng, nhanh như sóc, người khỏe mạnh, không có bệnh, nhà nhà bình ăn. Lúa năm tới, mùa tới nhiều hơn năm nay. A Ngưi, A Nghinh - Gring.
 |
|
Cúng xong các Già làng hú và gọi thanh niên và buôn làng hãy nổi trống, chiêng lên. Hỡi buôn làng hãy đánh trống lên, nổi chiêng lên chúng ta vào hội mừng cơm mới, dội cồng chiêng hú lên và đánh trống chiêng múa xoang 2 -3 vòng, các già làng uống rượu vừa hát dân ca, rồi vào từng nhà thăm và chúc sức khỏe, lấy đàn goong đệm và hát… những người làm việc phục vụ già làng sẽ cho các anh thanh niên ăn cốm, uống rượu… uống rượu xong già làng hòa vào đội cồng chiêng múa xoang…
Sau phần Lễ tất cả buôn làng cùng du khách tham quan được hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng để hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của những người con người Tây Nguyên đang sinh sống tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Một số hình ảnh trong nghi thức Mừng lúa mới tại "Ngôi nhà chung".




Thúy Nga