Tổ chức các hoạt động tháng 01 “Đón Xuân vùng cao” 

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 01 được tổ chức từ ngày 01- 31/01/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhằm giới thiệu không khí vui Tết đón xuân đầu năm mới cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, các hoạt động truyền thống vui xuân, đặc trưng các dân tộc, góp phần , góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2021. 

Các hoạt động với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 14 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động thêm 05 đồng bào dân tộc Thái cho hoạt động ngày 09, 10/01/2021 khoảng 20 đồng bào dân tộc Khơ Mú, huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An cho hoạt động hàng ngày từ 23, 24/01/2021.

Chương trình tháng 01 “Đón Xuân vùng cao” với các hoạt động như:

Hoạt động “Làng và những sắc hoa” với điểm nhấn “Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2021”

Hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Vui Xuân đón Tết”

Chương trình “Điệu xòe ngày Xuân” và giới thiệu trò chơi dân gian mùa xuân của các dân tộc phía Bắc: Dân tộc Thái vốn có kho tàng văn hoá dân gian rất phong phú, nổi bật là những điệu xòe duyên dáng làm say lòng người. Múa xòe thường diễn ra vào các dịp lễ tết như mừng được mùa, mừng nhà mới, khi gieo hạt, du xuân… trong đó, xòe du xuân không chỉ mang không khí nồng say, ấm áp mà còn tươi mới như chính tên gọi của nó. Giới thiệu chương trình dân ca, dân vũ và các trò chơi dân gian: ném pao, đánh yến, nèm còn, đẩy gậy, đánh đu, nhảy sạp…

Tái hiện Tết Gơ rơ của đồng bào dân tộc Khơ Mú huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An: Vào dịp cuối năm, khắp các bản làng người Khơ Mú, nhà nhà đều lo sắm sửa bình rượu cần để chuẩn bị vui Xuân, đón Tết, đồng bào Khơ Mú gọi là Tết Gơ rơ, một cái Tết cổ truyền của người Khơ Mú. Theo quan niệm của các già làng, rượu cần là thứ quan trọng để thể hiện năm vừa qua gia chủ có làm ăn phát đạt hay không do vậy, dù khó khăn đến đâu, đến ngày Tết, trong nhà đồng bào Khơ Mú cũng có từ 5-7 bình rượu cần. Mỗi gia đình đồng bào Khơ Mú ăn Tết Gơ rơ đều phải sắm đủ lễ gồm: 1 cặp gà, một vò rượu cần, một đĩa cau trầu. Nếu thiếu một trong 3 thứ trên thì không thể thực hiện được nghi lễ của ngày Tết Gơ rơ. Sau lễ cúng trên coi như năm mới đã bắt đầu với từng nhà. Cũng giống như quan niệm của người Kinh, trong ngày đầu năm, người xông nhà có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình đồng bào Khơ Mú vì người ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình trong suốt cả năm. Những tiếng nói cười, tiếng chúc nhau năm mới rộn ràng khắp bản làng. Men rượu cần càng uống càng ngọt trên đầu môi càng say đắm lòng người. Một năm mới đã bắt đầu với đồng bào dân tộc Khơ Mú.

Chương trình giao lưu “Tết vùng cao” của các dân tộc tại Làng: Đồng bào các dân tộc đang hoạt động tại Ngôi nhà chung xôn xang đón mừng mùa xuân mới (xuân Tân Sửu) năm 2021; đồng bào cùng nhau tập trung tại không gian làng dân tộc Khơ Mú cùng với những người anh em dân tộc Khơ Mú vui đón tết Gơ rơ và niềm vui đón Tết cổ truyền bằng lời ca tiếng hát, diễn xướng dân gian của các nhóm đồng bào hòa chung niềm vui, sự tin tưởng và quyết tâm đồng lòng chung niềm vui chung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày

- Bên trong nhà: Bày trí mâm ngũ quả, cành đào; treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của các dân tộc.

- Bên ngoài: Trang trí cổng, không gian xung quanh, lối đi vào và không gian tổ chức trò chơi dân gian. Trang trí tiểu cảnh điểm nhấn để du khách chụp hình, chăm sóc cây hoa ngày Tết. Đặc biệt làm nổi bật không khí đón mừng năm mới của các làng dân tộc Tây Bắc (dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú).

Hoạt động hàng ngày

+ Tăng cường nội dung hoạt động vui Tết đón xuân với nhóm các dân tộc điểm nhấn: Thái, Mường, Tày, Dao, Mông, Khơ Mú (gói bánh trưng, các loại bánh dân tộc dịp Tết); dọn dẹp không gian xung quanh, trang trí nhà cửa mừng năm mới, tạo dựng cảnh quan cây hoa, chuẩn bị các sản vật ẩm thực năm mới.
+ Trang trí không gian trong nhà và ngoài nhà tại các làng dân tộc để vui Tết đón Xuân.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày theo truyền thống của đồng bào các dân tộc.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…theo các điểm nhấn truyền thống, thế mạnh của từng làng đặc biệt là các trang trí Tết, mừng năm mới theo phong tục các dân tộc.
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Hoạt động cuối tuần “Đón xuân tại Làng”

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

+ Trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: múa xòe, nhảy sạp, các điệu múa chuông,...
+ Giới thiệu quy trình làm bánh, gói bánh, du khách trải nghiệm gói bánh, dạy gói bánh truyền thống và nấu bánh tại không gian các làng dân tộc
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, các dân tộc Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc.
Chương trình dân ca, dân vũ “Xuân Tây Nguyên” đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Làng
- Biểu diễn các tiết mục về mùa xuân, về tình yêu quê hương đất nước và các hoạt động diễn xướng của nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động hàng ngày

+ Tăng cường nội dung hoạt động vui Tết đón xuân với nhóm các dân tộc Đông Bắc, Tây Bắc: Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú.
+ Trang trí không gian trong nhà và ngoài nhà tại các làng dân tộc để đón xuân vui Tết.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 09,10/01/2021 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Buổi sáng:

9h00 - 10h00, 10h00 - 11h00; Buổi chiều: 14h30 - 15h30;

15h30 - 16h30

Chương trình “Điệu xòe ngày xuân” đồng bào dân tộc Thái

- Giới thiệu chương trình dân ca dân vũ về mùa xuân, về tình yêu quê hương đất nước và điệu múa xòe ngày xuân của dân tộc Thái và các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”

- Tổ chức tái hiện giới thiệu trò chơi dân gian ngày Xuân tạo không khí vui chơi phấn khởi giao lưu với du khách.

Không gian làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I.

Ngày 23/01/2021 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

14h30 - 16h00

Chương trình giao lưu “Tết vùng cao” của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I.

Ngày 24/01/2021 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện Tết Gơ rơ của đồng bào dân tộc Khơ Mú huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I

14h30 - 16h00

Chương trình giao lưu “Tết vùng cao” của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Khơ Mú, khu các làng dân tộc I

Từ ngày 13 đến ngày 27/01/2021 (từ 01 - 15/12 Âm lịch)

Cả ngày

Hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết Tân Sửu 2021 tại các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày

Không gian các làng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”.

Ngày 30,31/01/2021 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h15

14h30 - 15h45

Chương trình dân ca dân vũ “Xuân Tây Nguyên” của các nghệ nhân đồng bào Tây Nguyên tại Làng

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II.

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01/01/2021 - 31/01/2021

 

- Hoạt động trang trí đón Tết theo truyền thống của các dân tộc hoạt động hàng ngày

Hoạt động hàng ngày “Đón xuân tại Làng”: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực…

 

Không các làng dân tộcNùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

“Vui xuân 
đón Tết”

Ngày (09,10; 16,17; 23,24; 30,31/01/2021)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc:

Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: múa xòe, nhảy sạp, hát ví,

Các trò chơi dân gian

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công.

 - Chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, Tày tại không gian Khu các làng dân tộc./.

“Các hoạt động đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID – 19 trong tình hình mới”

Không các làng dân tộcNùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn.

Phạm Hương