Tổ chức các hoạt động tháng 2 “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 2 được tổ chức từ ngày 01 - 28/02/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021, nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại “Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mang đến phong vị Tết truyền thống dân tộc cho du khách những ngày đầu Xuân.
Tiếp tục các công tác về việc phòng, chống dịch COVID - 19 quy mô các hoạt động tháng 02/2021 được xác định theo các phương án:
Phương án 1: Các hoạt động với quy mô phù hợp tình hình dịch COVID - 19. Nếu thời điểm tháng 02/2021 tổ chức các hoạt động dịch COVID - 19 bùng phát trên địa bàn (Hà Nội) thì tăng cường các hoạt động của nhóm đồng bào hàng ngày hạn chế tập trung đông người, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID - 19.
Phương án 2: Nếu đến thời điểm tổ chức các hoạt động tháng 02/2021, không có các văn bản của các cấp có thẩm quyền về việc tạm dừng tổ chức các hoạt động tập trung đông người thì vẫn thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Trong khuôn khổ hoạt động tháng 2 “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” giới thiệu, tổ chức các hoạt động lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian tiêu biểu, các món ăn truyền thống dịp năm mới và các loại sản vật đặc trưng của từng dân tộc, đan xen là hoạt động biểu diễn các dân ca, dân vũ phong phú, hấp dẫn do chủ thể văn hóa thực hiện.
Ngoài ra, hoạt động chủ đề tháng 2 có khoảng hơn 100 đồng bào của 14 dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer với sự tham gia của 12 địa phương, các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng), huy động thêm khoảng 07 nghệ nhân đồng bào dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên ngày 17/02/202.
Chương trình tháng 2 “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” với các hoạt động như:
Hoạt động điểm nhấn sự kiện tháng “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Kế hoạch chi tiết Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Các hoạt động theo chủ đề, cuối tuần của tháng
Không khí rộn ràng đón xuân Tân Sửu tại “Ngôi nhà chung”
Giới thiệu lời chúc Tết đầu năm mới và trò chơi dân gian ngày Tết: Đại diện các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng trong đó các dân tộc phía Bắc là điểm nhấn cùng nhau tập trung đến không gian làng dân tộc Mường gửi đến nhau những lời chúc Tết đầu năm mới Tân Sửu 2021 cầu mong một năm mới “sức khỏe, hạnh phúc và thành công”, cùng múa hát bên bình rượu cần chúc mừng năm mới và các trò chơi dịp Tết để tăng thêm sự gắn kết, tiếng cười ngày xuân: ném còn, đi cà kheo, đánh yến, đánh cù, ném pao…
Chương trình dân ca dân vũ “Khúc ca mùa xuân”: Thể hiện những lời ca, tiếng hát, các hoạt động diễn xướng dân gian về mùa xuân, về Tây Nguyên khi mùa xuân về. Du khách được tìm hiểu, giao lưu về phong tục tập quán đón Tết của các dân tộc Tây Nguyên, trải nghiệm âm nhạc từ các nhạc cụ từ tre nứa, cồng chiêng Tây Nguyên.
Chương trình dân ca dân vũ “Rộn ràng đón xuân”: Giới thiệu những ca khúc mang âm hưởng vui tươi, rộn rã khi mùa xuân về; là những ca khúc về mảnh đất và con người Tây Nguyên; hoạt động diễn xướng âm nhạc dân gian từ tre nứa, vòng xoang Tây Nguyên…
Chúc phúc và hành trì bình khất thực đầu năm mới Tân Sửu
Đại đức trụ trì chùa Khmer và các nhà sư tụng kinh chúc phúc cầu an cho phật tử, du khách dịp đầu năm mới. Dâng hương tại chùa Pháp Ấn để cầu mong mưa thuận gió hòa, sức khỏe, bình an, hạnh phúc. Hành trì bình khất thực đầu Xuân để mang đến sự may mắn, an lành, tĩnh tâm cho tất cả mọi người.
Chương trình giao lưu “Hương xuân”
Mùa xuân với những mầm non đâm chồi nảy lộc, những chùm hoa mận trắng e ấp tinh khôi như nụ cười sơn nữ, những cây đào bung nở khoe sắc dọc theo những con đường vào bản, những cây cỏ dại cũng vươn mình nở hoa gửi hương xuân cho đất trời. Không khí đất trời là vậy, đồng bào các dân tộc cũng rộn ràng háo hức sau những ngày trở về bản mường mình vui Tết đón xuân, nay gặp lại nhau cùng kể cho nhau những mùa xuân trên quê hương mình bằng lời ca tiếng hát, trò chơi dân gian truyền thống ngày Xuân: đồng bào Mông vui trong điệu khèn trong trò chơi ném pao ngày xuân, tiếng nhạc rộn ràng trong tiếng sạp, điệu xòe…tất cả rộn rã một mùa xuân về, là niềm vui, là đoàn kết cộng đồng.
Tái hiện nghi thức cầu an của dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên
Nghi thức cầu an là một trong những nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Nùng hướng đến sự an lành và những điều tốt nhất cho con người, cho cộng đồng.
Sau phần nghi thức là phần giới thiệu nghệ thuật đàn Tính, hát Then của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên.
Chương trình dân ca dân vũ “Mùa xuân yêu thương”
Thể hiện các ca khúc mùa xuân về, những nét rộn ràng khi mùa xuân về khắp buôn làng, bản, sóc. Giới thiệu âm nhạc dân gian từ những nhạc cụ của đồng bào như đàn Đinh gong, đing Pút, Đàn tơ rưng ba gian, chiêng mường, khèn Mông…những bản nhạc về mùa xuân, về tình yêu quê hương đất nước.
Trưng bày ảnh với chủ đề “Lễ hội truyền thống tại Ngôi nhà chung”
Giới thiệu khoảng 30 bức ảnh giới thiệu các hoạt động lễ hội được bố trí theo các cụm, vùng miền để thấy được những hoạt động cũng như sắc màu văn hóa đã được các cộng đồng tái hiện tại Làng nhất là các lễ hội đón Tết vui Xuân của đồng bào và các hoạt động sự kiện Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc.
Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng
Các hoạt động “Vui Tết đón Xuân” tại không gian các làng đồng bào thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc vùng miền (nhất là thời gian từ mùng 4 Tết đến 15 tháng Giêng); Từ không gian bên ngoài đến âm thanh rộn rã không khí Xuân năm mới.
+ Giới thiệu các nghi thức đón Tết của đồng bào các dân tộc theo truyền thống vùng, miền; các hoạt động lễ hội, âm nhạc đầu năm mới.
+ Giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, múa au eo, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
+ Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, nhà Tày và một số nhà dân tộc phong tục đón Tết truyền thống.
- Hoạt động đón tiếp khách đầu Xuân Năm mới: Đón khách theo phong tục năm mới của đồng bào, các làng dân tộc đi chúc Tết, thăm hỏi nhau, giao lưu đầu năm mới giữa các làng và khách du lịch.
- Các trò chơi dân gian truyền thống được đẩy mạnh giới thiệu cho du khách như trò ném pao, đi cà kheo, kéo co, bắn nỏ, bập bênh, đánh đu được liên tục kiểm tra, sửa sang trang trí để thu hút khách; đồng bào cùng hướng dẫn du khách trải nghiệm để hòa cùng với không khí vui tươi ngày xuân.
Hoạt động hàng ngày
+ Tăng cường nội dung hoạt động vui Tết đón xuân với nhóm các dân tộc đặc biệt là các dân tộc phía Bắc.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc những ngày đầu Xuân Năm mới.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách trải nghiệm các món ăn ẩm thực ngày xuân, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chương trình tổng thể
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
CÁC HOẠT ĐỘNG TẾT TÂN SỬU NĂM 2021
(từ ngày 13/02/2021 đến ngày 17/02/2021 tức ngày mùng 2 đến mùng 6 Tết Nguyên đán)
|
Ngày 13/02/2021 thứ Bảy (Mùng 2 Tết)
|
09h00 - 10h00
và
15h00 - 16h30
|
Giới thiệu lời chúc Tết đầu năm và trò chơi dân gian ngày Tết của các dân tộc đang hoạt động tại Làng
|
Làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 14/02/2021 Chủ Nhật (Mùng 3 Tết)
|
09h00 - 10h00
và
15h00 - 16h30
|
Chương trình dân ca dân vũ “Khúc ca mùa xuân” của các dân tộc Tây Nguyên hoạt động tại Làng
|
Làng dân tộc Xơ Đăng, Khu các làng dân tộc II.
|
Ngày 15/02/2021 Chủ Nhật (Mùng 4 Tết)
|
09h00 - 10h00
và
15h00 - 16h30
|
Chương trình giao lưu “Rộn ràng đón Xuân” của các dân tộc Tây Nguyên hoạt động tại Làng
|
Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II
|
Ngày 16/02/2021 thứ Ba (Mùng 5 Tháng Giêng)
|
09h00 - 10h30
|
Nghi thức cầu an và hành trì bình khất thực đầu năm mới Tân Sửu
|
Quần thể chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.
|
09h30 - 10h30
và
15h00 - 16h30
|
Chương trình giao lưu “Hương xuân” của các dân tộc phía Bắc hoạt động tại Làng
|
Thung lũng hoa, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 17/02/2021 thứ Tư (Mùng 6 tháng Giêng)
|
09h00 - 10h00
|
Tái hiện nghi thức cầu an của đồng bào dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên
|
Làng dân tộc Nùng, Khu các làng dân tộc I
|
10h00 - 11h00
và
15h00 - 16h30
|
Chương trình giao lưu “Hương xuân” của các dân tộc phía Bắc hoạt động tại Làng
|
Thung lũng hoa, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 20,21/02/2021 (thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h00 và
15h00 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Mùa xuân yêu thương” của các cộng đồng dân tộc hoạt động tại Làng
|
Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II
|
CÁC HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN
NGÀY HỘI “SẮC XUÂN TRÊN MỌI MIỀN TỔ QUỐC”
VÀ TẾT TRỒNG CÂY XUÂN TÂN SỬU NĂM 2021
Theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Dự kiến ngày 27,28/02/2021 (Ngày 16,17 Tháng Giêng âm lịch)
|
Hoạt động của các cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng
hòa cùng “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”
|
Ngày
01/02/2021
-
28/02/2021
|
- Hoạt động hàng ngày tại Làng trong không khí mùa Xuân: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Không các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Dịp cuối tuần
“Du xuân”
Ngày (06,07; 13,14; 20,21; 27,28/02/2021)
(các thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
Các hoạt động “Vui Tết đón Xuân” tại không gian các làng đồng bào thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc vùng miền (nhất là thời gian từ mùng 4 Tết đến 15 tháng Giêng); Từ không gian bên ngoài đến âm thanh rộn rã không khí Xuân năm mới
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc ngày xuân:
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu:
- Các trò chơi dân gian ngày xuân: ném còn, ném pao...
- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, làm thuốc... - Chương trình du lịch trải nghiệm đón Tết tại không gian Khu các làng dân tộc./.
Đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID - 19
|
Không các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Phạm Hương