Tổ chức các hoạt động tháng 3 "Mùa xuân nho nhỏ"

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 3 được tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), nhằm giới thiệu các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa trong tháng Thanh niên với tình yêu biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn gặp gỡ, giao lưu gắn với thông điệp, chủ đề “mùa xuân nho nhỏ”, tình yêu biển đảo của Tổ quốc; góp phần động viên tinh thần đồng bào khắc phục khó khăn, đoàn kết chung tay cùng phòng, chống dịch Covid - 19.

Các hoạt động với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 14 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động khoảng 15 nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La ngày 06,07/3/2021. Khoảng 30 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.

Thực hiện các văn bản của cấp thẩm quyền về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid - 19 gây ra, quy mô các hoạt động tháng 3/2021 được xác định theo các phương án, như sau:

Phương án 1: Các hoạt động với quy mô phù hợp tình hình dịch Covid - 19.
Nếu thời điểm tháng 03/2021 tổ chức các hoạt động dịch Covid- 19 bùng phát trên địa bàn (Hà Nội) nhưng vẫn được kiểm soát thì tăng cường các hoạt động của nhóm đồng bào hàng ngày hạn chế tập trung đông người, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid - 19.

Phương án 2: Nếu đến thời điểm tổ chức các hoạt động tháng 03/2021, tình hình dịch Covid - 19 được khống chế đảm bảo an toàn, các hoạt động đông người được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động bình thường thì được triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Chương trình tháng 03 “Mùa xuân nho nhỏ” với các hoạt động như:

Nhóm các hoạt động sự kiện Biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Không gian biển đảo trong lòng Ngôi nhà chung: Tạo không gian tổng hợp trưng bày ảnh giới thiệu biển đảo quê hương đến khách du lịch, đặc biệt là thế hệ trẻ qua âm thanh, hình ảnh, hiện vật, phim tài liệu phong phú, thực tế đến có thể:
- Củng cố, hoàn thiện 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa.
- Tiếp tục vận động tuyên truyền, tổ chức, cá nhân hiến tặng tư liệu, hiện vật chứng cứ về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chương trình ca múa nhạc “Tình ca từ biển”: Đây là một chương trình ca múa nhạc tổng hợp, là câu chuyện kể về biển đảo quê hương của những con người nơi đầu sóng ngọn gió; Là biểu hiện cho sức trẻ, cho lòng khâm phục, kính trọng, yêu thương những người con của biển đang sống, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ từng tấc đảo, từng sải biển máu thịt của quê hương đang gửi gắm các anh. Bằng sự cảm nhận về âm nhạc và tình yêu biển đảo quê hương mỗi chúng ta sẽ thêm hiểu, thêm yêu cuộc đời và chính đó sẽ tiếp thêm cho chúng ta nghị lực, khát khao cho bản thân. Từ những trải nghiệm mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết “sống đẹp”, chia sẻ, động viên cùng vươn lên trong cuộc sống để mỗi người tự ý thức, trách nhiệm tạo nên một “mùa xuân nho nhỏ” của riêng mình. Các tiết mục là sự quyện hòa của tinh thần hướng về biển đảo và tình yêu Tổ quốc thể hiện trong tình yêu biển đảo quê hương của tuổi trẻ của đồng bào các dân tộc anh em.

Hoạt động chuyên đề “Xuân trên bản mường”

Chương trình giao lưu “Tiếng hát mùa Ban”: Là một chương trình nghệ thuật tổng hợp của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Thái qua các hoạt động âm nhạc, diễn xướng kể về câu chuyện của hoa Ban, những vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc khi mùa hoa Ban nở.

Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái: “Hoa Ban nở thành người con gái Thái, Đám mây bay trong thau nước gội đầu”. Hoa Ban được dịch theo tiếng Thái có nghĩa là loài hoa ngọt, mang ý nghĩa ngọt ngào, nhẹ nhàng. Hoa Ban sự tượng trưng của đất trời Tây Bắc và người con gái Thái như đại diện cho linh hồn của loài hoa. Từ ngắm nhìn đến thưởng thức những món ẩm thực chế biến từ hoa Ban và những món ăn mà chỉ có đồng bào Thái mới có. Trong hương vị say nồng của rượu cần, món ăn ngon, lâng lâng trong những điệu múa đắm say của các cô gái Thái trong bộ áo cóm và chiếc khăn Piêu xinh đẹp. Hình ảnh của hoa Ban - hình ảnh của những người con gái Thái sẽ được thể hiện tình nhất trong không gian của tình đất và người Sơn La với: bàn tay khéo léo chế biến các món ăn độc đáo từ hoa Ban từ ẩm thực dân tộc Thái, là tiếng thoi đưa dệt vải thêu thùa khăn piêu, là những vòng xòe đắm say trong không khí đất trời tháng Ba. Giới thiệu văn hóa du lịch Sơn La qua hình ảnh của hoa Ban và đồng bào dân tộc Thái với hình ảnh, sản vật địa phương.

Hoạt động cuối tuần

- Ca, múa các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên, các ca khúc về Tây Nguyên với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới.

- Tháng Ba Tây Nguyên tại Làng với sắc màu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng muốt, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba. Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào Tây Nguyên nơi đây. Đồng bào Ê Đê bên cạnh những người anh em Raglai, Xơ Đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na cùng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên cùng với đó là âm nhạc, là cồng chiêng, là vòng xoang Tây Nguyên.

- Giới thiệu vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên qua trang phục “Em là hoa Pơ lang”.

- Tái hiện một nghi thức cộng đồng “Buôn làng vào hội” của các làng dân tộc Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung” ngày 28/3/2021.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

- Hoạt động trong các dịp cuối tuần và ưu tiên các ngày kỷ niệm 8/3, 20/3, 26/3.

+ Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.
+ Tăng cường các nghề thủ công truyền thống có sự thao tác của người phụ nữ để từ đó giới thiệu nét sinh hoạt cũng như phẩm chất, đức hạnh của mỗi nếp nhà đồng bào dân tộc theo vùng miền đất nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc.
+ Chương trình du lịch Homestay để du khách trải nghiệm tại nhà Mường, trong không gian Khu các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình, dân tộc về thế hệ trẻ nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ của tháng và nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống và cuộc sống của mỗi nếp nhà của các cộng đồng tại “Ngôi nhà chung” gắn với người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia đình.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Hoạt động chuyên đề “Xuân trên bản mường” - Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ngày 06/3/2021 (thứ Bảy)

09h00 - 10h00

-

14h30 - 15h30

Chương trình “Tiếng hát mùa Ban” của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Cả ngày

Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Ngày 07/3/2021 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

-

14h30 - 15h30

Chương trình “Tiếng hát mùa Ban” của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La.

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

10h00- 11h00

-

15h00 - 16h00

Giới thiệu ẩm thực từ hoa Ban và vẻ đẹp hoa Ban qua hình ảnh người con gái Thái tỉnh Sơn La.

Làng dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I

Cả ngày

Hoạt động của 14 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu người phụ nữ qua trang phục, nghề thủ công truyền thống và nếp sinh hoạt trong gia đình các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Không gian các làng dân tộc

Ngày 06,07; 08; 13,14; 20,21; 27,28/3/2021 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

8h30 - 10h30

-

14h30 - 16h30

Các hoạt động giới thiệu trò chơi dân gian của các dân tộc tại thung lũng hoa (dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông)

Thung lũng hoa, Khu các làng dân tộc I

Ngày 20/3/2021 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình ca múa nhạc “Tình ca từ biển” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Cả ngày

Không gian biển đảo quê hương tại Ngôi nhà chung

Nhà triển lãm làng III

Ngày 21/3/2021 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình ca múa nhạc “Tình ca từ biển” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.

Sân khấu lễ hội làng dân tộc III

Cả ngày

Không gian biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Nhà triển lãm làng III

Ngày 27/3/2021 (thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình ca giao lưu “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Làng.

Làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Ngày 28/3/2021 (Chủ Nhật)

09h00-11h00

Tái hiện nghi thức “Buôn làng vào hội” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Làng.

Làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II

14h30 - 16h00

Chương trình ca giao lưu “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Làng.

Làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II

Từ ngày 10-31/3/20201

Cả ngày

Không gian biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”

Nhà triển lãm làng III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01- 31/3/2021

 

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

“Mùa xuân và Tuổi trẻ”

Ngày (06,07; 13,14; 20,21; 27,28/3/2021)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân

+Các trò chơi dân gian truyền thống: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian…Và các chương trình du lịch trải nghiệm cùng cộng đồng tại không gian Khu các làng dân tộc.

-  Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

* Đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid - 19

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Phạm Hương