Tổ chức các hoạt động tháng 10 "Ấn tượng miền Tây"

 (LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 10 được tổ chức từ ngày 01 - 31/10/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu về không gian văn hóa, du lịch miền Tây; các nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tháng 10 “Ấn tượng miền Tây”có nhiều hoạt động như:

Tái hiện lễ Ok - Om - Bok (lễ cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Thời gian: 09h00 - 10h00 Ngày 23/10/2022 (Chủ Nhật)

Lễ hội Ok - Om - Bok còn có tên khác là lễ hội cúng Trăng, được tiến hành vào ngày 14 và 15 tháng Kađar theo Phật lịch, tức là Mười bốn và Rằm tháng Mười âm lịch. Theo quan niệm của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần có quyền năng chi phối mùa màng trong canh tác nông nghiệp. Sau khi thu hoạch những sản phẩm đầu tiên của mùa vụ, người ta tiến hành nghi thức cúng tế để tạ ơn thần Mặt trăng đã cho một mùa bội thu, giúp phum sóc no đủ. Theo nghĩa đó, lễ hội Ok Om Bok của người Khmer có sự tương đồng với lễ hội Thượng điền của người Việt. Ok - Om - Bok là một lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ được tổ chức theo chu kỳ hàng năm. Lễ hội này là sự phản ánh, lưu giữ và truyền thừa những giá trị tích cực của tín ngưỡng đa thần cổ xưa của một tộc người gắn chặt cuộc đời mỗi con người, mỗi gia đình và cả phum sóc với ruộng đồng, mùa vụ và thiên nhiên. Lễ hội Ok - Om - Bok của đồng bào Khmer Nam bộ, trong đó có lễ hội Ok - Om - Bok Trà Vinh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015.

Giới thiệu nghệ thuật Chầm riêng Chà pây - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Thời gian: 9h00 - 10h30 và 14h30 - 16h00 Ngày 22,23/10/2022 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Theo tiếng Khmer, "Chầm riêng" có nghĩa là hát, "Chà pây" là tên gọi của một loại đàn, được dùng để đệm sau mỗi đoạn hát. Cả cụm từ “Chầm riêng Chà Pây” có nghĩa là "đàn ca" hay "ca kể chuyện". Ngoài ra, loại nhạc cụ này còn được dùng trong nhạc lễ, nhạc cưới và cúng tế thần (gọi là "Chà pây đơn vênh") hoặc được sử dụng để đệm cho hát múa “À day” đối đáp (song ca nam nữ đối đáp). Khi chơi, nghệ nhân thường dựa vào các tích truyện để ứng tác thành những đoạn thơ, chủ yếu thể thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ để hát. Cũng có khi Chầm riêng Chà pây không dựa vào tích truyện nào mà chỉ hát lên những khổ thơ do người nghệ nhân ứng tác tại chỗ, mô tả hiện thực cuộc sống hay thể hiện tâm trạng, mong ước của con người, mang nhiều ý nghĩa giáo dục. Chính vì vậy, ngoài một số bài bản cơ bản, nghệ thuật này phát triển rất đa dạng về nội dung và phong cách thể hiện, có thể trình diễn ở rất nhiều không gian khác nhau, ở mọi nơi, mọi lúc.

Tổ chức lễ dâng y Kathina 

Thời gian: 08h30 - 10h30, Ngày 22/10/2022 (thứ Bảy)

Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của người phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho người phật tử tại gia đồng thời Lễ dâng y Kathina cũng còn nhắc nhở cho tứ chúng, cả hàng phật tử xuất gia và tại gia, luôn nhớ về và trân trọng tấm lòng của đàn tín.

Không gian điểm nhấn văn hoá đặc trưng dân tộc Khmer Nam Bộ tại “Ngôi nhà chung”

 Giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng dân tộc Khmer tại Làng

Thời gian: 8h30 - 11h30 và 14h00 - 16h30, ngày 20-23/10/2022

Người Khmer vừa là thành viên của phum, sóc vừa là 1 tín đồ của Phật giáo tiểu thừa bên cạnh sự quản lý của bộ máy Phum sóc họ còn chịu sự quản lý của hệ thống tổ chức nhà chùa. Cơ chế quản lý xã hội của người Khmer là sự kết hợp giữa tổ chức tự quản cộng đồng với sự tham gia của bộ máy quản lý của Phật giáo tiểu thừa. Đối với đồng bào dân tộc Khmer thì ngôi chùa có một vai trò vô cùng ý nghĩa trong các hoạt động của bà con dân tộc Khmer với các giá trị về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ đã thể hiện hài hoà kết tinh truyền thống và sáng tạo của người Khmer. Các giá trị tâm linh của mỗi ngôi chùa đã ăn sâu vào mạch nguồn, cốt cách của con người dân tộc Khmer Nam Bộ và sự kết nối văn hóa từ ngôi làng người Khmer tới quần thể chùa của người Khmer đã tạo nên cho xã hội Khmer 1 đặc tính riêng so với nhiều dân tộc khác và những nét văn hóa đặc trưng riêng. Với ý nghĩa đó, tại “Ngôi nhà chung” chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc Khmer (Sóc Trăng) đang hoạt động hàng ngày tại Làng sẽ tái hiện một số các hoạt động như giới thiệu trang phục dân tộc, nhạc cụ dân tộc, các thể loại sân khấu nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại không gian nhà dân tộc Khmer.
- Trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng.
- Tái hiện không gian điểm nhấn tại bãi cỏ phía bên trái nhà Khmer để đoàn nghệ nhân dân tộc Khmer huy động thêm trình diễn giới thiệu các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca dân vũ…Những điệu múa đã trở thành niềm cảm hứng cho rất nhiều ca khúc về quê hương ngọt ngào và trong trẻo. Trang trí tiểu cảnh thuyền hoa bên cạnh chiếc cầu khỉ tạo không gian chụp hình cho du khách cũng như gợi nhớ về miền Tây.
- Giới thiệu ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các các loại bánh cổ truyền như bánh Tét…

Giới thiệu bộ sưu tập ảnh “Ấn tượng miền Tây” và các ấn phẩm du lịch tỉnh Trà Vinh

Thời gian: Ngày 20-23/10/2022

- Giới thiệu bộ sưu tập các ảnh (đang lưu trữ của Ban Quản lý) về vùng đồng bằng sông Cửu Long văn hóa đặc trưng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Các hình ảnh về vẻ đẹp riêng của Nam Bộ (chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Long Xuyên (An Giang), chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long); những vườn trái cây sum xuê trĩu quả; những dòng sông chở nặng phù sa, ắp đầy tôm cá; những cánh đồng thẳng cánh cò bay yên bình của miền Tây sông nước; những bông sen phủ hồng cả đồng - Đồng Tháp Mười; các lễ hội đặc trưng vùng sông nước; những ngôi chùa Khmer đầy màu sắc, những cô gái miền Tây xinh đẹp, đảm đang, dịu dàng, bình dị trong chiếc khăn rằn.
- Giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm du lịch, các hình ảnh vùng đất, con người Trà Vinh thông qua sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, tờ rơi, tranh ảnh, poster,…
- Củng cố, sắp xếp lại không gian trưng bày triển lãm giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer Nam bộ thông qua các hiện vật gắn bó với đời sống hàng ngày (niêu, sàng, giỏ, nơm…) trang phục (thường ngày, ngày cưới), tín ngưỡng tôn giáo (kinh viết trên lá buông, bát khất thực, y chu tăng…) tại không gian triển lãm làng dân tộc III.

 Hoạt động cuối tuần

Tái hiện Lễ quét nhà cầu an của đồng bào dân tộc Nùng

Thời gian: 9h00 - 10h00, ngày 16/10/2022 (Chủ Nhật)

Đây là nét văn hóa độc đáo rất riêng của đồng bào dân tộc Nùng. Làm lễ cúng quét nhà là bắt buộc đối với tất cả các gia đình người Nùng với ý nghĩa quét những cái xấu của năm cũ đi ra khỏi nhà để đón cái mới của mùa xuân về. Muốn làm lễ này, gia chủ phải mời một thầy cúng tới; ông thầy sẽ đại diện cho chủ nhà đọc lời khấn với nội dung: “hôm nay gia đình họ này, chủ hộ chọn được ngày lành tháng tốt, chuẩn bị lễ cúng. Năm hết tết đến rồi, mời tất cả các ma nhà, ma gần, ma xa đến ăn chia tay một năm cũ.” Sau đó, thầy cúng rót một chén rượu rồi mời tất cả các ma đi trừ linh hồn của ông bà, tổ tiên, mụ của các đứa trẻ; thường thì các gia đình sẽ làm lễ này trước ngày 30 tháng chạp. Lễ quét nhà cầu an của người Nùng vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống cổ truyền.
- Tổ chức chương trình dân ca dân vũ giao lưu đàn tình, hát Then, hát sli…của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

* Tái hiện cuộc sống hàng ngày của dân tộc Khmer

- Hoạt động dân ca dân vũ: các làn điệu hát lâm thôn, hát múa Rom vông, Xa za van, Lâm lêu, trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm.
- Giới thiệu về nghệ thuật truyền thống Rô băm, nghi thức cúng Tổ nghề và trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm như vở tuồng nàng Sê Đa, chàng P’re Rem và khỉ Krôngzep…
- Giới thiệu đặc sản địa phương: bánh pía, kẹo dừa, bánh chuối, đường thốt nốt và các sản phẩm từ cây dừa: dầu dừa, đũa, thìa, bộ ly trà, dụng cụ mát xoa, con khỉ, con voi…
- Thao tác trình diễn hoạt động đan lát, chế tạo các phục trang sân khấu như các loại mũ dành cho các nhân vật diễn kịch trong nghệ thuật Rô băm.
- Trò chơi dân gian: Đi cầu khỉ, đánh khẳng, kéo co…

* Hoạt động tại chùa Khmer

+ Các sư Nam Tông nói về vị trí của ngôi chùa Khmer trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer, các lễ hội gắn với hoạt động phật sự của ngôi chùa, đặc trưng của các sư Nam Tông, tụng kinh Pali, ngồi thiền, giảng pháp...
+ Thuyết pháp tới quí phật tử, đoàn khách (khi có yêu cầu) về chữ nhân duyên, về nghiệp, vì sao chúng ta phải giữ giới?...
+ Tụng kinh cầu an tới các đoàn khách khi có yêu cầu…
+ Phục vụ các đoàn khách tham quan theo tuyến điểm.
+ Giới thiệu về ngôi chùa Khmer duy nhất giữa lòng thủ đô Hà Nội với những nét kiến trúc, văn hóa độc đáo; tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tái hiện quan các bức trang, phù điêu…và sựu tài hoa của người Nghệ sĩ Khmer.

* Các làng dân tộc: Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê.

- Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát ay ray và diễn tấu Đinh Năm, múa tung tung ya yá.
- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, leo cột, kéo co...
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường, Thái; gà nấu mọ, gà nướng… của dân tộc Dao; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái; bánh tình yêu và các sản vật đặc trưng của dân tộc Tà Ôi; các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam,...
- Chương trình du lịch dành cho nhóm, đoàn trải nghiệm văn hóa dân tộc…

 Hoạt động hàng ngày

- Tái hiện cuộc sống hàng ngày truyền thống của cộng đồng các dân tộc.
- Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
- Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
- Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
- Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

 Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 14 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình hoạt động tổng thể: 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Từ ngày 01-30/10/2022

điểm nhấn cuối tuần 01,02; 08,09; 15,16; 22,23; 29,30/10/2022 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Cả ngày

* Các hoạt động trải nghiệm văn hoá truyền thống của các nhóm đồng bào đang hoạt động tại Làng: trò chơi dân gian truyền thống, nhạc cụ dân tộc... Du khách sẽ được tương tác, trải nghiệm cùng với các nghệ nhân là đồng bào các dân tộc.

Không gian các làng dân tộc

* Hoạt động trưng bày, giới thiệu ảnh: Giới thiệu về nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer thông qua hiện vật đời sống hàng ngày (niêu, sàng, giỏ, nơm) trang phục thường ngày, trang phục cưới, tín ngưỡng (kinh viết trên lá buông, bát khất thực, gối chư tăng...)

Không gian Triển lãm làng III

* Không gian trưng bày ảnh Ấn tượng miền Tây (tập trung các ngày 19-23/10/2022): Trưng bày các ảnh với chủ đề về vẻ đẹp riêng của Nam Bộ với các nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer...và các hình ảnh giới thiệu về mảnh đất con người

Dọc tuyến đường từ làng Khmer đến chùa Khmer

Ngày 16/10/2022 (Chủ Nhật)

09h00-10h00

Tái hiện Lễ quét nhà cầu an của dân tộc Nùng tỉnh Thái Nguyên

Không gian làng dân tộc Nùng, khu các làng dân tộc I

HOẠT ĐỘNG ĐIỂM NHẤN “ẤN TƯỢNG MIỀN TÂY”

Ngày 22,23/10/2022 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

Ngày 22/10/2022 (Thứ Bảy)

08h00-10h30

Tổ chức Lễ dâng Y Kathina tại quần thể chùa Khmer

Từ làng Khmer đến quần thể chùa Khmer, khu các làng dân tộc III.

09h00 - 10h30; 14h30 - 16h00

Giới thiệu nghệ thuật Chầm riêng Chà pây - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh và chương trình dân ca dân vũ giới thiệu nét văn hoá truyền thống dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Không gian làng dân tộc Khmer, khu các làng dân tộc III

Cả ngày

Không gian trưng bày ảnh, giới thiệu điểm đến du lịch Trà Vinh

Không gian làng dân tộc Khmer, khu các làng dân tộc III

Ngày 23/10/2022 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Tái hiện Lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng) của dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh

Không gian làng dân tộc Khmer, chùa Khmer, khu các làng dân tộc III

14h30 -16h00

Giới thiệu nghệ thuật Chầm riêng Chà pây - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh và chương trình dân ca dân vũ giới thiệu nét văn hoá truyền thống dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Không gian làng dân tộc Khmer, khu các làng dân tộc III

Cả ngày

- Giới thiệu nét văn hoá miền Tây Nam Bộ qua giá trị văn hoá của ngôi chùa khmer trong đời sống văn hoá dân tộc Khmer.

- Giới thiệu nét ẩm thực dân tộc Khmer Nam Bộ qua các loại bánh cổ truyền, qua mâm cỗ cúng truyền thống của dân tộc Khmer.

- Không gian trưng bày ảnh, giới thiệu điểm đến du lịch Trà Vinh

Không gian làng dân tộc Khmer, khu các làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01/10/2022 - 30/10/2022

 

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ của các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer trong đó tăng cường kết nối, các hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer

Dịp cuối tuần

Ngày
01,02
; 08,09; 15,16; 22,23; 29,30/10/2022

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc:

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: hát ay ray và diễn tấu Đinh năm của dân tộc Ê Đê...

- Các trò chơi dân gian: Nhảy sạp, tó má lẹ, đu dây, đi cà kheo...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, trải nghiệm làm gốm...

- Chương trình du lịch trải nghiệm theo các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách tại không gian Khu các làng dân tộc./.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer

(Các hoạt động thích ứng linh hoạt, hiệu quả đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19)

Phạm Hương