Tổ chức các hoạt động tháng 12 “Món ngon vùng miền - Chào xuân 2023”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 12 được tổ chức từ ngày 01/12/2022 - 02/01/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm giới thiệu những hoạt động đầu xuân mới qua văn hóa ẩm thực cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa truyền thống, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2023.
Hoạt động tháng 12 với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chăm) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động thêm khoảng 40 đồng bào dân tộc của 03 đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao tỉnh Bắc Kạn từ 31/12/2022-02/01/2023; 20 đồng bào dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên; dự kiến ngày từ 30/12/2022-02/01/2023.
Chương trình tháng 12 với các hoạt động gồm:
Hoạt động điểm nhấn sự kiện tháng “Món ngon vùng miền - Chào xuân 2023”
Chủ đề “Phiên chợ vùng cao ngày Tết”
Phiên chợ vùng cao ngày Tết
Tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao cùng vui gặp gỡ nhìn lại một năm đã qua và niềm vui hân hoan đón chào năm mới 2023 tại “ngôi nhà chung” với chủ đề “Chợ vùng cao ngày Tết”. Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Kháng…
Không gian xuống chợ trong những ngày cuối năm, những ngày đầu năm mới với kỳ vọng mới, niềm tin sắt son và niềm vui từ ánh mắt của mỗi một đồng bào, họ gặp nhau tại phiên chợ lúng liếng nói cười, trong những bộ trang phục đẹp nhất, sắc màu nhất. Các lớp không gian liên tục từ khi xuống chợ hòa cùng với niềm vui, tham gia các hoạt động hội, hòa cùng với sắc màu của nghề thủ công truyền thống và cùng nhau cất lên niềm vui, sự hân hoan khoe vẻ đẹp của cộng đồng trong ngày xuân mới.
Tạo điểm nhấn trang trí không gian chụp ảnh gắn với những cảnh sắc ấn tượng của Điện Biên, Bắc Kạn với sắc màu của các chủ thể văn hóa vùng cao và đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày hòa chung niềm vui ngày hội non sông đất nước.
* Không gian chợ với 50 gian hàng và khu vực nhà dân tộc Phù Lá bao gồm: 33 gian hàng tại khu vực Chợ vùng cao:
* Không gian của địa phương là điểm nhấn
Điểm nhấn không gian sinh hoạt tại chợ là sắc màu văn hóa của các địa phương vùng cao như Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng... và không gian văn hóa vùng cao của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày chung niềm vui chung mừng năm mới.
Điểm nhấn không gian sinh hoạt tại chợ là sắc màu văn hóa Bắc Kạn mà điểm nhấn là khoảng 10 - 15 gian hàng giới thiệu sản vật địa phương, ẩm thực truyền thống của các dân tộc cùng với những sản phẩm đặc trưng giới thiệu của tỉnh Bắc Kạn là các gian hàng giới thiệu sản phẩm như miến dong, rượu men lá dân tộc, gạo nếp, bí xanh thơm Ba Bể, nấm hương Na Rì, mật ong rừng...đây là những sản phẩm nông sản OCOP tỉnh Bắc Kạn và một số sản vật đặc trưng khác; tiếp theo là các sản vật vùng cao Điện Biên khoảng 03 - 05 gian và các địa phương các tỉnh vùng cao của nhóm đồng bào phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.
* Không gian giới thiệu du lịch
- 03 gian giới thiệu văn hóa du lịch bao gồm các ấn phẩm tờ gấp và các nội dung giới thiệu sản phẩm du lịch điểm đến của địa phương (Điện Biên và Bắc Kạn)
- 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống và phục vụ nhu cầu của du khách khi tham quan tại không gian chợ.
- 08 gian hàng nước khu vực đường giữa hai ao để phục vụ nhu cầu của du khách khi tham quan tại không gian chợ.
- Khu vực nhà Phù Lá giới thiệu ẩm thực truyền thống và phục vụ nhu cầu của du khách khi tham quan tại không gian chợ.
* Không gian trưng bày tranh “Phiên chợ ngày xuân” và một số hoạt động bổ trợ khác
Giới thiệu không gian ảnh về vẻ đẹp của vùng đất và con người các địa phương Điện Biên, Bắc Kạn và một số ảnh không gian văn hóa đã tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian nghệ thuật múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn
Khèn là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Mông vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của đồng bào dân tộc Mông vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng chia sẻ tâm tư tình cảm giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời. Nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc Mông gắn liền với chiếc khèn. Khèn thổi đi đôi với múa, đã thổi khèn là không để cho đôi chân đứng yên. Không chỉ múa khèn một người mà có đến bốn người hoặc nhiều hơn, múa khèn với nhau chân đá rất đều và khỏe phù hợp với điệu khèn. Chỉ cần cất lên tiếng khèn là cả cộng đồng hướng tới, hòa mình vào từng giai điệu. Diễn tấu khèn là cả một nghệ thuật hết sức độc đáo năm 2015 nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông tỉnh Bắc Kạn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Các nghệ nhân dân tộc Mông giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bằng nghệ thuật trình diễn các tiết mục đặc sắc múa khèn đơn, khèn đôi; Giới thiệu cấu tạo của chiếc khèn và cách sử dụng khèn tới đồng bào và du khách; nghệ nhân giúp mọi người có thể trải nghiệm cùng trao đổi với nhau về tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông, hòa cùng không khí niềm vui ngày hội non sông thống nhất.
Giới thiệu, trình diễn nghề thủ công truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc vùng cao
Mỗi vùng có những sản phẩm thủ công truyền thống riêng, đều có bản sắc tạo nên sự đa dạng văn hóa cũng như đa dạng kinh tế. Mỗi một nghề thủ công truyền thống đều được tích lũy vốn tri thức khác nhau, được sinh ra và phát triển đồng hành cùng với sự hình thành các bản mường, bảo tồn nghề là bảo tồn làng bản truyền thống, bảo tồn các cốt lõi văn hóa dân tộc. Nghề thủ công truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc vùng cao, đồng bào các dân tộc cùng nhau giới thiệu các nét văn hóa độc đáo ấy với sắc màu thổ cẩm của nghề thêu và trang trí hoa văn trên vải của nhóm Dao tỉnh Bắc Kạn hay nét đẹp của các nghề đan lát truyền thống của các dân tộc đến từ Bắc Kạn, Điện Biên cùng nhau khoe các nét đẹp ấy từ ánh mắt nụ cười đều ảnh lên sự tự hào dân tộc và niềm vui ngày hội cùng nhau giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Chương trình dân ca dân vũ “Chợ phiên ngày Tết” của cộng đồng các dân tộc tại không gian chợ vùng cao phía Bắc
Các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền chào xuân 2023 của dân tộc Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao tỉnh Bắc Kạn; đồng bào Kháng tỉnh Điện Biên và các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hoạt động hàng ngày tại Làng. Các cộng đồng dân tộc gặp gỡ, hân hoan của tình đoàn kết, rạng ngời trong niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ và quê hương đổi mới.
Tái hiện lễ hội Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên
Đây là lễ hội, tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo, đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở dòng họ Lò Khul, mà các dòng họ khác của dân tộc Kháng trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có. Lễ Pang Phoóng là lễ hội nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho mọi người trong gia đình, dòng họ luôn được mạnh khỏe, làm được nhiều ruộng nương, lúa gạo, nuôi trâu, bò, lợn, gà nhanh lớn, mọi công việc làm ăn thuận lợi, phát triển; anh em con cháu trong dòng họ gần gũi, chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống; thắt chặt tình đoàn kết gắn bó; đồng thời nhắc nhở, răn dạy con cháu luôn nhớ về tổ tiên, cội nguồn của dân tộc mình.
Lễ Pang Phoóng bắt nguồn từ sự tích kể về chuyện tình dang dở, đầy lãng mạn giữa chàng trai con Tạo bản và cô gái vượn của đồng bào dân tộc Kháng, dòng họ Lò Khul. Câu chuyện được lưu truyền trong cộng đồng dân tộc Kháng nhằm hướng thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
Tái hiện Lễ cầu năm mới, cầu mùa của dân tộc Dao, tỉnh Bắc Kạn
Trước đây, lễ cầu mùa của người Dao được tổ chức trang trọng, có sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp cuối năm hoặc đầu năm mới. Giàng làng, trưởng bản, các thầy mo và bà con trong bản họp bàn nhau để chuẩn bị cho lễ cúng với các công việc như chọn thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, chọn địa điểm và ngày cúng. Lễ cúng thường được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Sửu vì theo quan niệm của đồng bào Dao thì tổ chức vào ngày này làng bản sẽ gặp nhiều may mắn. Bằng các nghi lễ truyền thống, điệu múa cầu mùa trong nghi thức cũng thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất. Đây không chỉ là nơi thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc Dao mà còn là nơi thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hoá của họ.
Chương trình thi thổi xôi ngũ sắc và mâm cơm mừng năm mới” của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Sơn La
Nhóm đồng bào Mường, Thái, Nùng cử đồng bào tham gia phối hợp tổ chức chương trình thi thổi xôi ngũ sắc. Hội thi sẽ đưa quí vị về với một không gian đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc phía Bắc. Từ phần chuẩn bị nguyên liệu thô, giã thóc thành gạo, lấy lửa tự nhiên, nấu cơm. Với đại diện 03 nhóm đồng bào nghệ nhân chia làm 03 đội sẽ bắt đầu thời gian thực hiện đồ xôi với 03 chõ đồ với các màu sắc khác nhau: Xôi màu đỏ được gọi là “khảu đeng” được ngâm với cây khảu đeng; Xôi màu tím được gọi là “khảu cắm” được ngâm với cây khảu cắm; Xôi màu vàng được gọi là “khẩu lương” được ngâm với hoa bó phón; Xôi màu xanh được gọi là “khảu kheo” được ngâm với lá cơm nếp hoặc lá dứa; Xôi màu trắng được gọi là “khảu đón” để nguyên. Sau đó các nghệ nhân sẽ trình bày mâm xôi ngũ sắc để giới thiệu đến du khách.
Giới thiệu “Mâm cơm đoàn kết” đón chào năm mới tại trung tâm điểm nhấn của chợ vùng cao với đặc trưng các món ăn của các dân tộc phái Bắc hoạt động tại Làng như dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái và 01 món ăn đặc trưng của các nhóm dân tộc địa phương Bắc Kạn, Điện Biên tham gia sự kiện. Bên cạnh đó là chảo thắng cố đang bốc khói nghi ngút, chén rượu ngô thơm nồng…du khách và đồng bào cùng thưởng thức.
Hoạt động cuối tuần
Chương trình nghệ thuật biểu diễn nghệ thuật Rối đặc sắc “Chào xuân 2023” của nghệ sỹ nhà hát Múa Rối Việt Nam
Tổ chức loại hình múa Rối cạn với nhiều hình thức biểu đạt của những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ sỹ biểu diễn kết hợp với âm nhạc, tạo hình con rối, tạo dáng những nhân vật rối được cách điệu và nhấn mạnh một cách cô đọng, chất hồn nhiên, ngây thơ để mỗi lứa tuổi cảm nhận một cách khác nhau nhưng cùng đạt được một hiệu quả thưởng thức: Vui vẻ, sảng khoái, nhẹ nhàng dành tặng cho các bạn nhỏ.
Tăng cường các hoạt động của đồng bào hoạt động hàng ngày theo tuyến điểm, gắn với không gian cây, hoa dịp cuối năm và đầu xuân mới
Nhóm hoạt động tại cụm thung lũng hoa cải
- Các cộng đồng dân tộc cùng gắn kết chung một không gian xích lại gần nhau phát huy nội lực của chính mình và tạo thành một khối mảng màu đa dạng của một cụm không gian.
- Tại cụm làng Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông (Hà Giang), Dao (Ba Vì, Hà Nội). Đồng bào nơi đây có những nét văn hóa dân tộc dân vũ đặc trưng như đàn Tính hát Then của các dân tộc Tày, Nùng, múa rùa, múa chuông của dân tộc Dao, múa khèn của dân tộc Mông và có một không gian thuận lợi để tái hiện, tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ, trò chơi dân gian có sự tương tác của du khách như kéo co, ném còn, đi cà kheo, bập bênh...cùng nhau chăm sóc, vun trồng tạo dựng cảnh quan thung lũng hoa cải.
Nhóm hoạt động tại cụm cánh đồng hoa Tam giác mạch
- Đồng bào Thái và Khơ Mú cùng chung tay chăm sóc cánh đồng hoa Tam giác mạch; giới thiệu những nét văn hóa, dân ca dân vũ của cộng đồng dân tộc mình những điệu xoè, điệu sạp hòa với cảnh sắc thiên nhiên với các trò chơi dân gian truyền thống: ném còn, đi cà kheo...
- Những món ăn ẩm thực của hai làng dân tộc đều mang những nét đặc trưng vùng miền rất riêng mà có lẽ nếu thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Các món ăn được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên, đặc sắc: Món xôi màu, thịt lợn hấp, gà nướng, thịt trâu hun khói, măng chua...
- Đồng bào các làng dân tộc Thái, Khơ Mú cùng nhau chăm sóc cánh đồng hoa và cảnh quan xung quanh làng, cùng nhau bàn bạc cùng nhau gắn kết tổ chức các hoạt động.
Nhóm hoạt động tại cụm hoa Dã quỳ
+ Trình diễn sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại Làng bằng các nhạc cụ truyền thống, dân ca dân vũ, truyền dạy về nhạc cụ dân tộc truyền thống, các hoạt động trò chơi dân gian kết nối du khách và cộng đồng các dân tộc tăng cường tinh thần giao lưu, học hỏi, đoàn kết nhau cùng phát triển.
+ Các hoạt động được sự kết hợp của những chủ thể văn hóa vùng đất Tây Nguyên sẽ mang đến cho du khách những cảm nhận về đất và người nơi đây.
Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng chuẩn bị đón chào năm mới 2023
- Đồng bào các dân tộc tại Làng chuẩn bị để sửa sang, dọn dẹp cũng tổng kết lại những gì đã làm được trong một năm qua, nhận thức được những tồn tại để tiếp tục khẳng định không gian của cộng đồng mình hân hoan đón chào năm mới với niềm tin, sức mạnh, sự đồng lòng quyết tâm của mỗi chủ thể văn hóa về hoạt động tại đây.
- Mỗi một làng đồng bào là một không gian riêng thu hút du khách bằng những loại cây hoa đặc trưng và những thế mạnh vốn có của từng làng. Tăng cường trồng thêm các loại cây hoa như hoa Dã quỳ tại các làng Tây Nguyên, đồng bào canh tác trồng các loại rau, cây hoa phủ thêm màu xanh của bản làng.
- Giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng và sinh hoạt giúp du khách hiểu, trải nghiệm quy trình của các nghệ nhân được thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm.
- Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ..., biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: đàn Chapi, đàn đá, hát những ca khúc về Tây Nguyên…
- Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái,Dao; các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam...
Hoạt động hàng ngày
+ Đồng bào các dân tộc tập trung dọn dẹp không gian xung quanh, trang trí nhà cửa mừng năm mới, tạo dựng cảnh quan cây hoa, chuẩn bị các sản vật ẩm thực năm mới.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày theo truyền thống của đồng bào các dân tộc.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…theo các điểm nhấn, thế mạnh của từng làng.
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...
Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Chương trình hoạt động chi tiết
STT
|
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
Hoạt động điểm nhấn tháng
Chủ đề “PHIÊN CHỢ VÙNG CAO NGÀY TẾT - CHÀO XUÂN 2023”
|
Ngày 30/12/2022-02/01/2023
(thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật, tháu Hai)
|
Cả ngày
|
- 08h00 - 17h00: Chợ vùng cao chủ đề
“Chào Xuân 2023”
- Giới thiệu không gian văn hóa đặc trưng không gian chợ cao vùng cao.
- Giới thiệu ẩm thực dân tộc: Thắng cố, mèn mén, xôi nếp bảy màu, gà quay dân tộc, lợn quay, nấu rượu ngô đồng bào Mông, cá nướng, xôi nếp màu…
- Giới thiệu, bán các sản vật đặc trưng địa phương như: Thổ cẩm, nhạc cụ, đồ khô sản vật, rượu, măng, miến, rau, củ, quả tươi...
- Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, nấu rượu…
- Chương trình giao lưu nghệ thuật, trò chơi dân gian các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng và nhóm đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao (Bắc Kạn), Kháng (Điện Biên).
- 09h30 - 10h30: Chương trình dân ca dân vũ của các cộng đồng dân tộc “Chào xuân 2023” và không gian trò chơi dân gian tại Chợ: Các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như: đánh đu, đẩy gậy, ném pao, đi cà kheo, đánh yến, tó má lẹ…của các dân tộc hoạt động hàng ngày và dân tộc Mông, Tày, Dao (Bắc Kạn), Kháng (Điện Biên).
|
Không gian chợ vùng cao, Khu các làng dân tộc I
|
Trưng bày khoảng 60 bức ảnh “Phiên chợ ngày xuân” về vẻ đẹp con người vùng cao và ảnh về mùa xuân vùng cao.
|
- Không gian chợ vùng cao, Khu các làng dân tộc I.
|
Điểm nhấn “Phiên chợ vùng cao ngày Tết”
Ngày 31/12/2022 và 01,02/01/2023 ( thứ Bảy, Chủ Nhật, thứ Hai)
|
Ngày 31/12/2022-02/01/2023
(thứ Bảy, Chủ Nhật, thứ Hai)
|
Cả ngày
|
Từ 08h30 - 09h30; 14h30 - 15h30: Giới thiệu nghệ thuật trình diễn dân gian nghệ thuật múa Khèn - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Mông, tỉnh Bắc Kạn
|
- Không gian chợ vùng cao phía Bắc, Khu các làng dân tộc I
|
Từ 09h00 - 10h00; 14h30 - 15h30: Không gian giới thiệu nghề thủ công của các nhóm dân tộc vùng cao: dân tộc Dao, Mông (Bắc Kạn), Kháng (Điện Biên)…
|
- Không gian chợ vùng cao phía Bắc, Khu các làng dân tộc I
|
- 09h30 - 10h30; 15h00 - 16h00: Chương trình dân ca dân vũ của các cộng đồng dân tộc “Chào xuân 2023” và không gian trò chơi dân gian tại Chợ
|
- Không gian chợ vùng cao phía Bắc, Khu các làng dân tộc I
|
Ngày 31/12/2022
(thứ Bảy)
|
Sáng
|
- 09h00 - 10h00: Tái hiện lễ Pang phoóng của đồng bào dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên.
|
- Làng dân tộc Kháng, Khu các làng dân tộc I.
|
Ngày 01/01/2023
(Chủ Nhật)
|
Sáng
|
- 09h00 - 10h00: Tái hiện lễ hội cầu năm mới, cầu mùa của đồng bào dân tộc Dao tỉnh Bắc Kạn.
|
- Làng dân tộc Dao, Khu các làng dân tộc I.
|
Chiều
|
-14h00 - 15h00: Chương trình thi thổi xôi ngũ sắc và mâm cơm chào năm mới 2023 của đồng bào các dân tộc phía Bắc
|
- Không gian chợ vùng cao phía Bắc, Khu các làng dân tộc I
|
Các ngày trong tháng, điểm nhấn cuối tuần
(03,04; 10,11; 17,18; 24,25; 31/12/2022 và 01,02/01/2023) (thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ)
các hoạt động của đồng bào các dân tộc theo tuyến điểm gắn với không gian cây, hoa dịp cuối năm và đầu xuân mới
|
Dịp cuối tuần
Các ngày
(03,04; 10,11; 17,18; 24,25; 31/12//2022 và 01,02/01/2023)
|
Cả ngày
|
Nhóm hoạt động tại cụm thung lũng hoa cải: Trình diễn âm nhạc dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống...
|
Không gian các làng dân tộc Tày, Dao, Mông, Nùng, Khu các làng dân tộc I.
|
Cả ngày
|
Nhóm hoạt động tại cụm cánh đồng hoa Tam giác mạch: Giao lưu xoè, sạp, giới thiệu văn hoá, ẩm thực dân tộc với không gian cảnh sắc thiên nhiên và các trò chơi dân gian truyền thống...
|
Không gian các làng dân tộc Thái, Khơ Mú, Khu các làng dân tộc I.
|
Cả ngày
|
Nhóm hoạt động tại cụm hoa Dã quỳ: Âm nhạc dân gian, cồng chiêng Tây Nguyên, giới thiệu nghề truyền thống và truyền dạy âm nhạc dân gian.
|
Không gian các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khu các làng dân tộc II
|
Ngày 31/12/2022 và 01/01/2023 (thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
Điểm nhấn cuối tuần (31/12/2022 và 01/01/2023)
|
Sáng
|
- 09h30 - 11h00: Chương trình biểu diễn múa Rối cạn “Chào xuân 2023” của nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát múa Rối Việt Nam
|
- Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III.
|
Chiều
|
- 14h30 - 16h00: Chương trình biểu diễn múa Rối cạn “Chào xuân 2023” của nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát múa Rối Việt Nam
|
- Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III.
|
Hoạt động của các cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng
|
Ngày
01/12/2022 - 02/01/2023
|
Cả ngày
|
- Hoạt động hàng ngày của các dân tộc tại Làng Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chăm.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chăm.
|
Dịp cuối tuần
Các ngày
(03,04; 10,11; 17,18; 24,25; 31/12//2022 và 01,02/01/2023)
(các thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ).
|
|
- Trải nghiệm không gian văn hóa: Không gian sống động qua nếp ăn, nếp ở, hoạt động canh tác trồng trọt, thực hành nghề của những chủ thể văn hóa hoạt động tại Làng.
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; bánh tình yêu của dân tộc Tà Ôi… Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường, Thái; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng, Dao; cá nướng, gà nướng, xôi màu...
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: hát ay ray và diễn tấu Đinh năm của dân tộc Ê Đê, âm nhạc dân gian từ tre nứa của dân tộc Xơ Đăng, cồng chiên của dân tộc Ba Na, nghệ thuật Rô băm của dân tộc Khmer...
- Các trò chơi dân gian: đi cà kheo, bập vênh, nhảy sạp...
- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc... của các nghệ nhân dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chăm.
- Chương trình du lịch trải nghiệm theo các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách tại không gian Khu các làng dân tộc./.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chăm.
|
(Các hoạt động thích ứng linh hoạt, hiệu quả đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19)
|
Phạm Hương