Tổ chức các hoạt động tháng 2 “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 2 được tổ chức từ ngày 01 - 28/02/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão (2023), nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc tại “Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mang đến nét đặc trưng Tết truyền thống dân tộc cho du khách những ngày đầu Xuân.
Trong khuôn khổ hoạt động tháng 2 “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” giới thiệu, tổ chức các hoạt động lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian tiêu biểu, các món ăn truyền thống dịp năm mới và các loại sản vật đặc trưng của từng dân tộc, đan xen là hoạt động biểu diễn các dân ca, dân vũ phong phú, hấp dẫn do chủ thể văn hóa thực hiện.
Bên cạnh việc hưởng ứng sự kiện Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc” năm 2023 theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành có khoảng hơn 200 người của 25 cộng đồng dân tộc, của 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền tham gia. Hoạt động chủ đề tháng 02 có khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 13 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Sóc Trăng).
Chương trình tháng 2 với các hoạt động như:
Hoạt động điểm nhấn sự kiện tháng “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có các Kế hoạch chi tiết của Ban Tổ chức, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, bao gồm:
- Chương trình Bài ca Mừng Đảng quang vinh - Mừng xuân dất nước Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc.
- Hưởng ứng Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ và lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.
- Tái hiện Lễ hội đền tháp (Lễ Katê) của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận.
- Giới thiệu trích đoạn nghi thức “Chậm đò ho” của đồng bào Thổ tỉnh Thanh Hoá.
- Giới thiệu Di sản văn hoá phi vật thể “Nghệ thuật Xoè Thái” của tỉnh Sơn La được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại của dân tộc Thái tỉnh Sơn La
Các hoạt động theo chủ đề tháng 2
Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Ném pao vui Xuân”
Trong những ngày lễ hội, người đàn ông dân tộc Mông đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn thể hiện sự trai tráng của mình thì người phụ nữ dân tộc Mông mang bên minh những trái Pao. Quả pao thể hiện sự cần cù, chăm chỉ và khéo léo của người phụ nữ Mông và nó còn như một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Mông và tình yêu đôi lứa.
Đồng bào cùng nhau phô diễn những điệu múa hay nhất, tiếng khèn thiết tha nhất và những trò chơi dân gian ngày xuân: Ném pao, ném còn, tó má lẹ…cùng du khách hòa cùng không khí ngày Xuân.
Tái hiện Lễ cúng bến nước dân tộc Ba Na (đồng bào hoạt động hàng ngày)
Với quan niệm “Vạn vật hữu linh” đồng bào Ba Na cho rằng thần nước là vị thần tạo ra nguồn nước nên hàng năm cứ đến dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa mưa thì đồng bào lại tổ chức cũng bến nước. Đây là phong tục lệ thường niên thể hiện nét đẹp văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Cúng bến nước là dịp để dân làng có trách nhiệm làm sạch bến nước, sửa sang đường xuống lấy nước, máng nước cũ cũng được thay bằng máng tre mới. Buôn làng cùng nhau chuẩn bị lễ vật dâng lên Yang cầu mong năm mới ban cho nguồn nước dồi dào, mọi người sức khoẻ, vụ mùa bội thu.
Đây cũng là dịp để các đồng bào anh em tăng cường tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, đồng bào Gia Rai - người anh em cùng địa phương tham gia hoà cùng lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na.
Trưng bày ảnh với chủ đề “Lễ hội truyền thống tại Ngôi nhà chung”
Giới thiệu khoảng 30 bức ảnh giới thiệu các hoạt động lễ hội được bố trí theo các cụm, vùng miền để thấy được những hoạt động cũng như sắc màu văn hóa đã được các cộng đồng tái hiện tại Làng nhất là các lễ hội đón Tết vui Xuân của đồng bào và các hoạt động sự kiện Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc.
Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng
Hoạt động trong các dịp cuối tuần
Tại không gian các làng dân tộc đồng bào thể hiện các phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu dân tộc vùng miền nhất là thời gian đến 15 tháng Giêng); Từ không gian bên ngoài đến âm thanh rộn rã không khí Xuân năm mới.
+ Giới thiệu các nghi thức đón Tết của đồng bào các dân tộc theo truyền thống vùng, miền; các hoạt động lễ hội, âm nhạc đầu năm mới.
+ Giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống mùa xuân như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; khâu nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam...
+ Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm các phong tục đón Tết truyền thống, trò chơi dân gian ngày Xuân.
Hoạt động đón tiếp khách đầu Xuân Năm mới: Đón khách theo phong tục năm mới của đồng bào, giao lưu đầu năm mới giữa các làng và khách du lịch.
Các trò chơi dân gian truyền thống đước đẩy mạnh giới thiệu cho du khách như trò ném pao, đi cà kheo, kéo co, bắn nỏ, bập bênh, đánh đu được liên tục kiểm tra, sửa sang trang trí để thu hút khách; đồng bào cùng hướng dẫn du khách trải nghiệm để hòa cùng với không khí vui tươi ngày xuân.
Hoạt động hàng ngày
+ Tăng cường nội dung hoạt động vui Tết đón xuân với nhóm các dân tộc đặc biệt là các dân tộc phía Bắc.
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc những ngày đầu Xuân Năm mới.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách trải nghiệm các món ăn ẩm thực ngày xuân, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chương trình tổng thể
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY HỘI “SẮC XUÂN TRÊN MỌI MIỀN TỔ QUỐC”
Theo Kế hoạch của Ban Tổ chức dự kiến ngày 11,12/02/2023 (tức ngày 21,22 tháng Giêng)
|
Ngày 18, 19/02/2023 (thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
9h00- 10h15, 14h30 - 15h45
|
Ném pao duyên tình mùa xuân của dân tộc Mông tỉnh Hà Giang
|
Làng dân tộc Mông, khu các làng dân tộc I
|
Ngày 26/02/2023 (Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h00
|
Tái hiện Lễ cúng bến nước của dân tộc Ba Na đang hoạt động hàng ngày tại Làng
|
Làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II
|
Hoạt động hàng ngày từ ngày 01 - 28/02/2023
|
Cả ngày
|
Hoạt động trưng bày, triển lãm ảnh với chủ đề “Lễ hội truyền thống tại Ngôi nhà chung”
|
Không sân lễ hội Làng III
|
Hoạt động của các cộng đồng dân tộc hàng ngày dịp Tết tại Làng
|
Ngày
01/02/2023 - 28/02/2023
|
- Hoạt động “Hội xuân” theo truyền thống của các dân tộc hoạt động hàng ngày Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Mường là điểm nhấn và hoạt động hàng ngày tại các làng dân tộc khác Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer
|
Dịp cuối tuần
“Hội xuân”
Ngày (03,04; 10,11; 17,18; 24,25/02/2023)
(các thứ Bảy, Chủ Nhật).
|
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc:
* Nhóm các dân tộc phía Bắc: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường, Thái; …
* Nhóm các dân tộc khác: mật ong rừng, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê, Xơ Đăng…; bánh Tét bánh dừa…của dân tộc Khmer.
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày,..
- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo, bập bênh...
- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...
- Chương trình du lịch trải nghiệm du Xuân tại không gian Khu các làng dân tộc./.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer
|
Phạm Hương