Tổ chức các hoạt động tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 3 được tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang khí sắc mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn gặp gỡ, giao lưu gắn với thông điệp góp phần động viên tinh thần đồng bào khắc phục khó khăn, đoàn kết chung tay bảo tổn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Hoạt động tháng 3 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng). Huy động khoảng 50 nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 18,19/3/2023. Huy động khoảng 25 nghệ nhân, thanh niên đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai ngày 25,26/3/2023.

Chương trình tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ” với các hoạt động như:

Nhóm các hoạt động sự kiện Tháng Ba với màu xanh thiên thanh gắn với tình yêu của tuổi trẻ với văn hoá truyền thống

Ngày hội thanh niên với văn hoá truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Bản sắc văn hóa Việt Nam là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, sức mạnh của dân tộc được hun đúc, bồi đắp qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thanh niên là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mọi mặt trận; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kế thừa, phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc. Tại “Ngôi nhà chung” là cuộc gặp gỡ của các bạn trẻ yêu văn hoá dân tộc, là những con của đồng bào các dân tộc chia sẻ, để các giải pháp, cách làm hay để cùng bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc mình.

Tái hiện lễ hội cồng chiêng của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai

- Tái hiện Nghi thức cúng cây nêu cầu an (mở hội cồng chiêng).
- Buôn làng sẽ xin phép Yang đưa bộ cồng chiêng xuống lau chùi, sửa soạn để chuẩn bị mở hội cồng chiêng.
- Dàn cồng chiêng sẽ tấu bài chiêng (đón khách): Báo cho các vị thần và linh hồn của ông bà là những người đã khuất về chứng giám và phù hộ cho gia đình, đồng thời thông báo và mời gọi tất cả dân làng ở buôn xa làng gần cùng về dự lễ, cùng chung vui để mừng sức khỏe cho chủ nhà.
- Cúng sức khỏe: Cầu xin được các vị thần luôn che chở phù hộ cho chủ nhà, dòng họ dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống: Cầu an cho gia chủ, buôn làng.
+ Nghi thức cúng đeo vòng, đeo chuỗi hạt…Đeo cái vòng này thần linh sẽ phù hộ lúc họ lên rẫy, lên núi hay xuống sông, xuống suối) không gặp điều xấu, có thần linh luôn giúp đỡ.
+ Nghi thức đeo vòng cho khách (để tỏ lòng quý mến, yêu thương của những người trong dòng họ cùng với những lời chúc sức khỏe) Mọi người cùng chúc chủ nhà và gia đình thể hiện tình cảm, sự quan tâm đùm bọc gắn kết cộng đồng.
+ Mời khách uống rượu cần sau đó sẽ là bài chiêng mở hội mong muốn xua đuổi những điều ác và mong sự bình yên, đoàn kết, thương yêu cùng nhau xây dựng buôn làng ấm no giàu đẹp. Âm thanh cồng chiêng rộn rã tưng bừng hòa cùng với sắc màu lễ hội của buôn làng Tây Nguyên.

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên

Đối với đồng bào Tây Nguyên, tiếng cồng chiêng theo suốt cuộc đời của họ từ khi sinh ra đến khi về với đất. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của cồng chiêng, ngoài sự truyền thụ của những lớp người lớn tuổi thì không thể không nhắc tới vai trò giữ lửa của lớp trẻ - những thanh niên đồng bào hôm nay. Những thanh niên trẻ đồng bào Ba Na cùng với những bạn trẻ Tây Nguyên tại Làng cùng nhau biểu diễn cồng chiêng, giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền dạy cồng chiêng của các già làng, những người có kinh nghiệm và thế hệ trẻ.
- Biểu diễn các tiết mục diễn tấu cồng chiêng và vòng xoang Tây Nguyên với sự quyện hoà của các thanh niên trẻ đồng bào dân tộc Ba Na và các bạn trẻ đang hoạt động hàng ngày tại Làng với những giai điệu dân ca dân vũ mang sức sống của mùa xuân, của tuổi trẻ.

Giới thiệu văn hoá du lịch tỉnh Gia Lai

+ Giới thiệu các ấn phẩm du lịch điểm đến Gia Lai.
+ Giới thiệu một số sản vật đặc trưng của tỉnh Gia Lai: rượu cần, cà phê, tiêu…
+ Phối hợp mời nghệ nhân ẩm thực giới thiệu các món ăn đặc sản phố núi: cơm lam, gà nướng…

Hoạt động cuối tuần

Chương trình hoạt động điểm nhấn “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật”

Tháng Ba Tây Nguyên tại Làng với sắc màu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng tinh khôi, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba. Tây Nguyên bình dị qua cảnh vật, qua lòng người và qua cuộc sống chân thực của mỗi đồng bào Tây Nguyên nơi đây. Đồng bào Ê Đê bên cạnh những người anh em Xơ Đăng, Cơ Tu, Tà Ôi, Ba Na, Gia Rai cùng giới thiệu về cây cà phê, hoa cà phê, kỹ thuật rang xay cà phê và cùng với du khách thưởng thức những ly cà phê đượm chất Tây Nguyên cùng với đó là âm nhạc, là cồng chiêng, là vòng xoang Tây Nguyên. Tại mỗi không gian văn hoá Tây Nguyên đồng bào các dân tộc Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, Tà Ôi, Ba Na giới thiệu tới du khách nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, mời du khách trải nghiệm cồng chiêng, vòng xoang, tương tác âm nhạc từ tre nứa...và nghề thủ công truyền thống gắn với không gian văn hoá buôn làng.

Riêng ngày 04,05/3/2023 từ 09h00-10h30 và 14h30-16h00 tổ chức chương trình giao lưu tập trung tại điểm nhấn làng dân tộc Gia Rai với sự tham gia hỗ trợ của các nhóm đồng bào dân tộc Gia Rai, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ê Đê

+ Giới thiệu chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật”.
+ Giới thiệu các hoạt động trải nghiệm: cùng đồng bào Tây Nguyên trải nghiệm âm nhạc dân gian truyền thống và thực hành diễn xướng: Cồng chiêng, đàn tơ rưng, đàn Đinh Pút, thực hành múa xoang “vòng xoang Tây Nguyên”, vui cùng mùa lễ hội với trò chơi “Bịt mắt đánh trống”.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa xuân yêu thương” của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ca, múa, nhạc các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người khi tháng Ba về, về mùa xuân về đất nước với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới. Đây là một chương trình nghệ thuật tổ hợp được dàn dựng đặc sắc của các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đem đến giới thiệu với đồng bào và du khách tại “Ngôi nhà chung”, Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

+ Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.
+ Tăng cường các nghề thủ công truyền thống có sự thao tác của người phụ nữ để từ đó giới thiệu nét sinh hoạt cũng như phẩm chất, đức hạnh của mỗi nếp nhà đồng bào dân tộc theo vùng miền đất nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Giới thiệu vẻ đẹp người phụ nữ qua trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.
+ Đề cao các hoạt động trải nghiệm kết nối giữa các nhóm đồng bào và du khách, các nhóm phát huy thế mạnh của mình theo cụm đồng bào gần nhau theo hướng tương hỗ.
+ Tăng cường các hoạt động của các nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tập trung theo hướng thực hiện theo các gói chương trình du lịch đặc thù; tăng cường bổ trợ cho các hoạt động theo Hướng dẫn số 18/HD-KCLDT theo thế mạnh của đồng bào phù hợp với tính vùng miền, tuyến điểm và đặc trưng văn hóa của nhóm theo địa phương.
+ Các làng tăng cường các hoạt động trải nghiệm để giới thiệu tới du khách; Tăng cường màu xanh của bản làng, buôn sóc và sắp xếp không gian thoáng, an toàn tạo cảm giác dễ chịu cho du khách.
+ Điểm nhấn của các dân tộc với các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thổi Đinh Năm hát ay ray, hát những ca khúc về Tây Nguyên, âm hưởng của cồng chiêng Tây Nguyên tại Làng…
+ Tăng cường hoạt động giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc.
+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...
+ Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc
+ Chương trình du lịch theo gói trải nghiệm tại không gian Khu các làng dân tộc.

Các nhóm đồng bào gần nhau, phát huy các nét văn hoá truyền thống tăng cường sự trải nghiệm của du khách theo các thế mạnh riêng mang tính tương hỗ:

- Cụm các làng dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao: Các cộng đồng dân tộc cùng nhau tái hiện nét văn hóa dân tộc mình theo thế mạnh của các cộng đồng như trải nghiệm ẩm thực làm các loại bánh truyền thống, trải nghiệm nghề đặc sắc với chế tác đàn Tính, đan lát truyền thống, nghề thuốc nam và trải nghiệm quy trình nấu rượu ngô của đồng bào dân tộc Mông để cảm nhận cuộc sống của đồng bào theo vùng miền, địa phương, dân tộc.
- Cụm các làng dân tộc Mường, Thái: Các cộng đồng tái hiện nét văn hóa của dân tộc mình mang tính tương tác hỗ trợ nhau các dân tộc Mường, Thái với các hoạt động trải nghiệm gắn liền với việc giới thiệu di sản xoè Thái, vũ điệu kết đoàn, chiêng Mường…những món ăn truyền thống của cộng đồng cùng nhau chế biến các món ăn truyền thống như xôi màu, thịt nướng, cùng nhau hái chè, làm vườn và cùng trải nghiệm các trò chơi dân gian của đồng bào.
- Cụm các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng: Các hoạt động diễn xướng dân gian và nghề dệt thủ công truyền thống với những trải nghiệm về âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên và âm nhạc tre nứa cùng với dệt Zèng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của đồng bào dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế hay nét độc đáo trong nghệ thuật dệt của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai.
- Cụm các làng dân tộc Cơ Tu, Gia Rai, Raglai, Ê Đê: Gắn với không gian văn hóa với những mái nhà rông, nhà dài, nhà sàn, giọt nước làng Ba Na nghe đàn nước là âm vang của cồng chiêng Tây Nguyên nơi có những người con đồng bào dân tộc Gia Rai hàng ngày đang thực hành và giới thiệu di sản, có vũ điệu dâng trời mang cốt cách tâm hồn của người dân miền Tây A Lưới, từ ngôi nhà dài chế độ mẫu hệ, có cà phê có những nét độc đáo của âm nhạc Tây Nguyên quyện hòa vào nhau, trải nghiệm nghề đan lát, chế tác nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai tỉnh Ninh Thuận.
- Cụm làng dân tộc Khmer và các quần thể tâm linh: Là nét trải nghiệm rất riêng vùng đất Phương Nam với nghệ thuật Rô băm, kiến trúc chùa, tháp.

Giới thiệu các hoạt động trải nghiệm của đồng bào theo các gói sản phẩm du lịch trải nghiệm

* Trải nghiệm “Nấu bữa cơm gia đình trên nhà sàn dân tộc” (làng dân tộc Tày, làng dân tộc Thái, làng dân tộc Nùng, làng dân tộc Xơ Đăng) dành cho đối tượng những gia đình trẻ, một tốp nhỏ các bạn học sinh, sinh viên: Có lẽ đây sẽ là một trải nghiệm thú vị bạn sẽ được tổ chức một bữa ăn gia đình trên bếp lửa nhà sàn cùng quên đi các thiết bị điện hiện đại cùng với sự hướng dẫn của đồng bào: Đi rừng lấy củi, hái rau, bắt gà làm thịt, giã muối ớt, nấu cơm xoong gang…để trở thành người dân quê, người đồng bào với những bữa cơm đạm bạc nhưng ấm cúng, bình dị khi ăn cùng trải nghiệm thêm những nét văn hoá độc đáo của đồng bào chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều thú vị.
* Trải nghiệm các nhạc cụ dân tộc truyền thống và thực hành diễn xướng dân gian: Với 04 nhạc cụ đàn Tính hát Then của dân tộc Tày, tập đánh chiêng của dân tộc Gia Rai, Ba Na; trải nghiệm với nhạc cụ tre nứa đàn Tơ rưng, Đinh Pút dân tộc Xơ Đăng, đàn Cha Pi của dân tộc Raglai. Sau đó cùng với các nghệ nhân đồng bào giới thiệu, trình diễn, thực hành di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại “Nghệ thuật Xoè Thái” các điệu Xoè: xoè bá vai, xoè khôn điêu, xoè bổ bốn, xoè hái hoa, xoè sóc ốc…nghệ thuật múa xoang độc đáo của đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
* Trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống với tổ hợp các trò chơi: ném pao, ném ngô vào quẩy tấu, đánh yến của dân tộc Mông, đi cà kheo, chơi tó má lẹ, kéo co của một nhóm đại diện các làng có thế mạnh giới thiệu hoạt động trò chơi dân gian truyền thống.
* Trải nghiệm làm đồ thủ công truyền thống: để người trẻ trở về với cội nguồn, ký ức của cha ông để thử sức với việc đan lát những vật dụng gắn với văn hoá của đồng bào (làng dân tộc Tày, làng dân tộc Thái, làng dân tộc Cơ Tu, làng dân tộc Gia Rai) và qua đó cũng rèn luyện được kỹ năng khéo léo, sự sáng tạo và sự tỉ mỉ, cần cù trong cuộc sống và sau khi trải nghiệm xong là cả một sản phẩm được mang về đôi khi là cái giỏ xinh xắn, là cái gùi bé nhỏ, là cái nhà rông bé xinh…

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về đức hạnh của người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình, dân tộc về thế hệ trẻ nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ của tháng và nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Giới thiệu các nghề thủ công truyền thống và cuộc sống của mỗi nếp nhà của các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung” gắn với người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia đình.
+ Giới thiệu các chương tình trải nghiệm, kết nối giữa tuổi trẻ với đồng bào các dân tộc qua nét văn hoá truyền thống tại mỗi buôn, bản làng.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, hội xuân, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng hợp 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Hoạt động điểm nhấn

kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Ngày 04,05/3/2023 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

15h00 - 16h30

Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật” và một số trải nghiệm văn hoá dân tộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Gia Rai, Khu các làng dân tộc II

Hoạt động điểm nhấn của đồng bào các dân tộc tại Làng

(các ngày cuối tuần 04,05; 11,12; 18,19; 25,26/3/2023)

Cả ngày

Chương trình điểm nhấn  “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai,

Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Hoạt động của 15 cộng đồng dân tộc tại Làng có nội dung giới thiệu vẻ đẹp người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số qua trang phục, nghề thủ công truyền thống và nếp sinh hoạt trong gia đình các cộng đồng dân tộc tại “Ngôi nhà chung”

Không gian các làng dân tộc

Ngày 18,19/3/2023 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 (thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

15h00 - 16h30

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mùa xuân yêu thương” của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Bà Rịa - Vũng Tàu

Sân lễ hội làng III, Khu làng dân tộc III

ĐIỂM NHẤN HOẠT ĐỘNG - Ngày 25/3/2023 (thứ Bảy)

NGÀY HỘI THANH NIÊN VỚI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

- Ngày hội của thanh niên gỡ giao lưu, chia sẻ về văn hóa truyền thống.

- Giao lưu văn hóa văn nghệ, giới thiệu các món dân tộc, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống.

- Giới thiệu nghề thủ công truyền thống, trình diễn giới thiệu trang phuc dân tộc.

- Giới thiệu văn hoá du lịch tỉnh Gia Lai.

Không gian Vườn tượng Tây Nguyên đến làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II.

Ngày 26/3/2023 (Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

Tái hiện lễ hội cồng chiêng cộng đồng của đồng bào dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai

Làng dân tộc

Ba Na, Khu các làng dân tộc II

14h30 - 16h00

Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

- Ngày hội của thanh niên gặp gỡ giao lưu, chia sẻ về văn hóa truyền thống.

- Giao lưu văn hóa văn nghệ, giới thiệu các món ăn các món dân tộc, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống.

- Giới thiệu nghề thủ công truyền thống, trình diễn giới thiệu trang phuc dân tộc.

- Giới thiệu văn hoá du lịch tỉnh Gia Lai.

Không gian Vườn tượng Tây Nguyên đến làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II.

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRẢI NGHIỆM GẮN VỚI VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG

(theo gói sản phẩm và đặt hàng)

Ngày

01- 31/3/2023

 

* Trải nghiệm “Nấu bữa cơm gia đình trên nhà sàn dân tộc” (làng dân tộc Tày, làng dân tộc Thái, làng dân tộc Nùng, làng dân tộc Xơ Đăng) dành cho đối tượng những gia đình trẻ, một tốp nhỏ các bạn học sinh, sinh viên với sự hướng dẫn của đồng bào: sắn tay nhặt củi, hái rau, bắt gà làm thịt, giã muối ớt, nấu cơm xoong gang…để trở thành người nhà quê, người đồng bào với những bữa cơm đạm bạc nhưng ấm cúng, bình dị.

* Trải nghiệm các nhạc cụ dân tộc truyền thống và thực hành diễn xướng dân gian: tập đánh đàn Tính và hát Then của dân tộc Tày, tập đánh chiêng của dân tộc Gia Rai, Ba Na; trải nghiệm với nhạc cụ tre nứa đàn Tơ rưng, Đinh Pút dân tộc Xơ Đăng, đàn Cha Pi của dân tộc Raglai. Sau đó cùng với các nghệ nhân đồng bào giới thiệu, trình diễn, thực hành di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại “Nghệ thuật Xoè Thái”; nghệ thuật múa xoang độc đáo của đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

* Trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống với tổ hợp các trò chơi: ném pao, ném ngô vào quẩy tấu, đánh yến của dân tộc Mông, đi cà kheo, chơi tó má lẹ, kéo co của một nhóm đại diện các làng có thế mạnh giới thiệu hoạt động trò chơi dân gian truyền thống.

* Trải nghiệm làm đồ thủ công truyền thống: để người trẻ trở về với cội nguồn, ký ức của cha ông để thử sức với việc đan lát những vật dụng gắn với văn hoá của đồng bào.

Không gian các làng dân tộc và các điểm tổ chức đặt trước

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01- 31/3/2023

 

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái,

Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai,

Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (04,05; 11,12; 18,19; 25,26/3/2023)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật).

 

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng

+ Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa, các nhạc cụ từ tre nứa âm hưởng dân gian.

+ Các trò chơi dân gian truyền thống: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian…của các nhóm nghệ nhân dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer. Và các chương trình du lịch trải nghiệm cùng cộng đồng tại không gian Khu các làng dân tộc.

-  Ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mường, Thái,

Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai,

Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Phạm Hương