Trò chơi dân gian của thiếu nhi dân tộc Thái 

(LVH) - Trò chơi dân gian của dân tộc Thái rất phong phú và đa dạng, được lưu truyền từ đời này qua đời khác và đến nay vẫn được các em thiếu nhi đón nhận, các trò chơi dân gian dân tộc Thái ra đời nhằm phục vụ văn hóa tinh thần vui tươi của mọi lứa tuổi, được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi nhất là trong các ngày lễ hội.

Trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An các trò chơi dân gian vẫn chiếm vị trí nhất định, mỗi trò chơi tuy có ý nghĩa, cách chơi khác nhau nhưng tựu chung đều xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất hàng ngày của đồng bào và mục đích vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe cũng như tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Trò chơi còn có tính ganh đua rất cao về sức khỏe, tài năng, trí tuệ, sáng tạo của mỗi cá nhân hay tập thể. Nó có tính thu hút rất cao nhất là lớp trẻ mang lại sự vui tươi sảng khoái đoàn kết trong cộng đồng dân tộc Thái miền Tây Nghệ An.

Trong hoạt động tháng 8 với chủ đề “Ngày hội tuổi thơ” vừa qua tại Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Việt Nam, các em thiếu nhi dân tộc Thái đến từ Trường Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông (Nghệ An) ngoài việc tham gia biểu diễn những bài hát đồng dao đặc sắc đã thể hiện những trò chơi dân gian độc đáo của dân tộc mình. Dưới đây là một số trò chơi dân gian của thiếu nhi dân tộc Thái đã thể hiện tại chương trình:

Kàng lếu (chơi khăng): Dụng cụ: mỗi bộ khăng gồm có một cọc dài chừng 60cm và hai đòn, mỗi đòn dài chừng 50cm, được làm từ các que củi vừa tầm tay cho hai người chơi nhằm rèn luyện cho con người có bàn tay ném chính xác khi săn bắt một con động vật hoặc ném để hái lượm hoa quả trên cây cao. Cách chơi: Cọc đóng xuống đất dựng đứng cao độ 50cm, hai người oẳn tù tỳ ai thua sẽ đặt đòn ngang lên cọc làm mục tiêu cho bạn, bạn cầm đòn đứng từ xa cách cọc chừng 10m để ném hạ gục mục tiêu, nếu bạn ném trúng đòn bật rơi ra phía sau thì bạn thắng cuộc và tiếp tục được chơi tiếp, nếu bạn ném không trúng đòn hoặc trúng nhưng đòn rơi về phía trước chân cọc thì bạn thua cuộc, bạn đặt đòn cho mình ném. Trò chơi này phải hết sức cận thận vì dễ gây nguy hiểm hơn.

Các em tham gia trò chơi chọi gụ

To ma xang (Chọi gụ)Dụng cụ chơi: Gồm mỗi người có một quạ gụ được làm từ một cây gỗ cứng và một sợi dây được bện từ sợi vọ cây dài 1m để quấn làm cho xoay quả gụ ,trò chơi nhẳm rèn luyện cho con người khéo léo, chính xác bàn tay đế xoay và chọi gụ .Cách chơi: Hai người niềng gụ (xoay gụ ) để cược ai làm trước hay làm sau, nếu ai xoay được lâu hơn thì thắng cược và được đánh trước, nếu ai thua cược thì phải xoay xuống cho Bạn đánh, nếu bạn đánh trúng làm gụ mình bật xa thì thắng cuộc và tiếp tục được chơi, nếu bạn đánh trật gụ thì bạn thua cuộc và bạn xoay xuống gụ cho mình thực hiện. Trò chơi này cũng cần sự cận thận vì dễ gây nguy hiểm cho người ở xung quanh. 

Thử tài ném còn

Bục bình: Được bắt nguồn từ trò chơi tó lẹ của đồng bào Thái nhằm cùng nhau rèn luyện cho đôi bàn chân mạnh khỏe vững vàng, điều khiển chính xác trong lao động, sản xuất. Cách chơi: Giữa sân rộng, bằng phẳng được kẻ một ô hình chữ nhật với kích thước khoảng 2,5m -1,5m , ở giữa được kẻ thành 10 ô bằng nhau và 1 ô rộng hơn. Trò chơi được hai người bốc thăm băng oẳn tù tỳ. Người chơi trước dùng một viên đá dẹp hình tròn quăng vào và vừa một chân nhảy lò cò, chân kia làm di chuyển viên đá từ ô số 1 đến ô số 10 trọn vẹn thì được ăn điểm, nếu đá trúng chỉ thì thua cuộc. 

Các em đi cà kheo thuần thục

Pay dóng dánh (đi cà kheo): Đây là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người. Cách chơi: Người chơi có thể chia làm hai đội để thi đấu với nhau (ví dụ thi chạy…). Cây cà kheo được làm bằng tre, độ cao của bệ đặt chân cách mặt đất khá cao khoảng 1,0 m - 1,5 m. Mỗi người sẽ đi trên cây cà kheo để thi đấu. Luật chơi: Nếu ai ngã khi đang thi đấu hoặc không kịp thời gian thi đấu thì bị phạt theo quy định của cuộc chơi.

To pé kệp (chơi thẻ ): Trò chơi nhằm rèn luyện cho đôi bàn tay, các ngón tay và đôi mắt nhanh nhẹn hoạt bát,để bắt thẻ và tung hòn đá thật chính xác và kịp thời.Trong hai người chơi ai hoàn thành các bước không phạm lỗi là được ăn điểm, mỗi cặp chơi chung 10 thẻ và 1 viên đá tròn hay 1 hòn đất nặn tròn.

Cùng nhau thi đánh cồng chiêng

Thi đánh cồng chiêng: Một bộ chiêng gồm có 4 cái to nhỏ và có âm điệu khác nhau, cách đánh chiêng và đệm trống của dân tộc Thái, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An rất đa dạng và hấp dẫn. Có hai đội nam và nữ sẽ thi đánh chiêng trống với nhau, đệm cho đội bạn mình múa, Nếu đội nào đánh tốt chiêng trống khớp nhau và đúng bản sắc thì đội dành phần thắng.

Kệp ka long (chỉ đồng bào Thái mới có): Trò chơi nhằm tạo sự gắn kết tập thể cùng nhau đoàn kết rào chắn kẻ địch xâm nhập vào lãnh thổ. Cách chơi: nhiều người cầm tay nhau đi hết một vòng quanh rồi cùng ngồi xuống làm thành một vòng hàng rào chắn bảo vệ lãnh thổ và sẵn sàng hất tay lên cao khi có địch nhảy vào. Địch vỗ tay đi xung quanh ngoài vòng hàng rào của vòng tay. Để tìm nhảy vào nơi sơ hở, nếu kẻ địch nào nhảy vào vòng trong chân bị chạm tay thì bí loại khỏi cuộc chơi.

Xưa pặt Phàn (Hổ bắt Nai) và trò chơi Ném còn: Tạo sự tài trí thoát thân khi bị đe dọa đến tính mạng,nhằm đoàn kết che chở đồng cho đồng loại khi gặp nguy hiểm. Còn môn ném còn của dân tộc Thái cũng có từ lâu đời và luôn được duy trì trong các ngày vui lễ hội như mừng xuân, lễ Xăng khan hay vui hội truyền thống của đất nước. Môn ném còn rèn luyện cho con người ném chính xác vào vòng mục tiêu trên cao và cũng một môn thế thao yêu thích của mọi lứa tuổi có tính danh đua vui chơi với nhau. Cách chơi: vòng còn trên cọc cao từ 5m đến 7m, vạch đứng ném còn xa cách chân cọc từ 10m đến 15m, ai người thi ném…nếu ai ném lọt vào vòng còn thì thắng cuộc.

Hải Yến