Tổ chức hoạt động tháng 6 “Ngày hội gia đình”
(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 6 được tổ chức từ ngày 01 - 30/6/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động nhân tháng “Ngày hội gia đình” chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, sự cố kết cộng đồng cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên trong gia đình, hướng đến đối tượng khách gia đình đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hoạt động tháng 6 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng). Huy động thêm 20 nghệ nhân đồng bào dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi, ngày 24,25/6/2023 tăng cường hoạt động cho chủ đề tháng.
Chương trình tháng 6 với các hoạt động như:
Hoạt động chủ đề tháng 6 với chủ đề “Ngày hội gia đình”
Ngày hội Văn hóa gia đình của cộng đồng các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”
Ngày hội văn hóa gia đình các dân tộc đại diện cho 03 miền thông qua các môn thể thao truyền thống, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao ý nghĩa của ý chí, tinh thần tập thể, đoàn kết…Qua đó, đồng bào các dân tộc vui chơi trọn vẹn và là nơi gặp gỡ, thắt chặt mối thân tình và cũng là cơ hội để mỗi gia đình nhỏ được gắn kết với đại gia đình “Ngôi nhà chung”. Ngày hội là sân chơi giải trí tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, là nơi gia đình gặp gỡ giao lưu để gần gũi nhau hơn tạo nên một tập thể đoàn kết, gắn bó cùng chí hướng xây dựng “ngôi nhà chung” phát triển bền vững.
Chương trình giới thiệu văn hoá truyền thống “Sắc màu văn hoá dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi”
Tái hiện Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi
Lễ cúng bến nước là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người H’rê. Phong tục này không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng mà còn nâng cao ý thức của đồng bào dân tộc trong việc bảo vệ, giữ gìn nguồn nước buôn làng. Với đồng bào Hrê, nguồn nước là nơi nữ thần Vada ngự trị, nơi giữ hồn người, giữ gia tài, súc vật của bản làng. Đồng bào cúng thần nước là để tri ân nguồn nước đã giúp cho người dân cày cấy, gieo hạt trên nương được no đủ, đồng thời mời thần nước về ăn tết cùng với dân làng. Lễ cúng bến nước còn được gọi là Tết giọt nước, Tết bến nước. Đây là nghi lễ truyền thống mang nét văn hóa đặc trưng, đậm chất nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của đồng bào dân tộc Hrê.
Sau phần chứng kiến nghi thức cưới theo phong tục truyền thống của dân tộc H’rê là các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống như múa xoang, cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống dệt vải…và ẩm thực độc đáo.
Chương trình dân ca dân vũ “Giai điệu núi rừng”
- Giới thiệu sắc màu văn hoá của đồng bào dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi qua các tiết mục văn nghệ, loại hình trình diễn, diễn xướng dân gian của dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi qua đó nói lên vẻ đẹp về con người, mảnh đất nơi đây.
- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục dân ca, dân vũ của những người anh em đồng bào dân tộc H’rê, Cơ Tu, Gia Rai về với ngôi nhà chung cùng cảm nhận không khí thân tình, bền chặt, gắn kết từ mỗi nếp nhà, mỗi gia đình trong gia đình lớn “Ngôi nhà chung”.
Hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu
Tiếp tục phát huy không gian trưng bày 92 Pa nô từ Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” từ sân lễ hội làng III di chuyển trưng bày tại không gian bên ngoài Triển lãm làng II.
Tổ chức Lễ Phật đản tại chùa Khmer
Là ngày Lễ kỷ niệm lớn nhất trong năm của Phật giáo ngày Phật đản hay còn gọi là đại lễ ngày Đản sinh thành đạo và nhập Niết bàn. Vào ngày này, phật tử thường tới chùa cúng trai tăng, nghe pháp, xin thọ trì bát quan trai giới và có các hoạt động như tụng kinh, thọ hạnh đầu đà một đêm hoặc tổ chức nghi thức tắm phật và rước xe hoa phật.
Hoạt đồng của đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng
Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng với chủ đề “Đồng bào các dân tộc tại Ngôi nhà chung với truyền thống gia đình tại các nếp gia đình”
Các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày nâng cao vai trò vị thế của mỗi gia đình trong cộng đồng các gia đình chung mà tính đại diện cho dân tộc địa phương tại Làng bằng việc gia cường các hoạt động văn hóa dân tộc, giới thiệu những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa gia đình (vợ chồng, anh em, tình làng nghĩa xóm…) cùng nhau cộng hưởng, cùng làm, đoàn kết gắn bó trong một gia đình.
- Tăng cường các hoạt động giới thiệu đến du khách các nghề thủ công truyền thống từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khâu hoàn thiện sản phẩm giới thiệu cho du khách cách thực hiện và các sản phẩm khi hoàn thiện. Đặc biệt với mỗi không gian các làng có nghề truyền thống không chỉ 01 nghệ nhân làm mà để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện còn có nhiều nghệ nhân khác mỗi người một công đoạn, khi thao tác nghề có làng là vợ chồng, bác, chú…rồi những người cùng buôn bản đều cùng nhau với nghĩa “gia đình” hàng ngày bên nhau là những câu chuyện kể truyền nghề, câu chuyện hàng ngày về cách sống, răn dạy…hay đơn giản chỉ là những điều giản đơn nhất nhưng để mỗi sản phẩm nhận được là tình yêu thương, là sự gắn bó, kết hợp để thành một sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị của nó.
- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng,..
Hoạt động hàng ngày
+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…
+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.
+ Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chương trình tổng thể
Thời gian
|
Nội dung hoạt động
|
Địa điểm
|
Ngày 03/6/2023 (thứ Bảy)
|
08h00 - 10h30
|
Tổ chức Lễ phật đản tại quần thể chùa Khmer
|
Chùa Khmer, làng Khmer, làng dân tộc III
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỂM NHẤN “NGÀY HỘI GIA ĐÌNH”
CHÀO MỪNG NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6
Ngày 24,25/6/2023 (thứ Bảy, Chủ Nhật)
|
Ngày 24/6/2023 (thứ Bảy)
|
09h00-10h30
-
14h30 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Giai điệu núi rừng” của nhóm đồng bào dân tộc H’rê (tỉnh Quảng Ngãi), Gia Rai (tỉnh Gia Lai), Cơ Tu (tỉnh Thừa Thiên Huế)
|
Không gian làng dân tộc H’rê, Khu các làng dân tộc II
|
Ngày 25/6/2023 (Chủ Nhật)
|
09h00 - 10h30
|
Tái hiện Lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc H’rê tỉnh Quảng Ngãi
|
Từ bến nước Tây Nguyên (làng dân tộc Gia Rai) đến không gian làng dân tộc H’rê, Khu các làng dân tộc II
|
14h30 - 16h00
|
Chương trình dân ca dân vũ “Giai điệu núi rừng” của nhóm đồng bào dân tộc H’rê (tỉnh Quảng Ngãi), Gia Rai (tỉnh Gia Lai), Cơ Tu (tỉnh Thừa Thiên Huế)
|
Không gian làng dân tộc H’rê, Khu các làng dân tộc II
|
Ngày 28/6/2023 (thứ Tư)
|
Cả ngày
|
Ngày hội Thể thao đoàn kết tại “Ngôi nhà chung”
|
Nhà Văn hóa cộng đồng, làng dân tộc I.
|
Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng
|
Ngày
01 - 30/6/2023
|
- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.
|
Dịp cuối tuần
Ngày (03,04; 10,11; 17,18; 24,25/6/2023)
(các thứ Bảy, Chủ Nhật).
|
Đồng bào các dân tộc đang sinh hoạt tại Làng tái hiện nét văn hoá gia đình qua cuộc sống sinh hoạt tại mỗi nếp nhà đồng bào đang sinh sống
- Trải nghiệm giới thiệu văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày: nhà ở, kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán...
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Tuổi thơ với văn hoá truyền thống”: Các hoạt động trải nghiệm của các em thiếu nhi với ngày hè tại “ngôi nhà chung” với các hoạt động: Trải nghiệm nét văn hóa truyền thống qua trang phục, trình diễn di sản văn hóa theo vùng miền như múa xoang, múa xòe, múa zom vông...; trải nghiệm trò chơi dân gian truyền thống, nghề thủ công truyền thống; tìm hiểu văn hóa qua không gian trưng bày hiện vật gắn với văn hóa tộc người, lịch sử dân tộc qua thơ diễn ca về Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát Then, đàn Tính của dân tộc Tày, các điệu múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao (Dao quần chẹt); hát ay ray và diễn tấu Đinh năm của dân tộc Ê Đê; loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa ra van của dân tộc Khmer.
- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ…
- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo, bập bênh, ném pao ...
- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...
- Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại không gian khu các làng dân tộc.
|
Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn, các không gian trưng bày làng II,III
|
Phạm Hương