Tổ chức các hoạt động tháng 5 “Tháng Năm nhớ Bác”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 5 được tổ chức từ ngày 04 - 31/5/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 69 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023). Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, vùng, miền thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

Hoạt động tháng 5 với khoảng gần 100 đồng bào của 15 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng). Huy động thêm cho hoạt động hàng ngày của nhóm đồng bào Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Đồng bào quây quần kể cho nhau nghe những câu chuyện, cảm xúc của mình dành cho Bác

Chương trình tháng 5 “Tháng Năm nhớ Bác” với các hoạt động:

Nhóm các hoạt động sự kiện “Tháng Năm - Nhớ Bác”

Tiếp tục phát huy bộ hiện vật là 92 tấm pa nô của Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” và hình ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Vận động sưu tầm, hiến tặng tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sưu tầm hiến tặng tư liệu, hiện vật, hình ảnh vật dụng sinh hoạt, những sáng tác văn học - nghệ thuật, câu chuyện, bài báo... về Bác Hồ hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023). Đặc biệt, hình ảnh, câu chuyện Bác Hồ.
- Tiếp tục củng cố không gian trưng bày “Theo dấu chân Đại tướng” và trưng bày thêm khoảng 30 ảnh về cuộc đời, sự nghiệp cũng như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu với cộng đồng các dân tộc. Kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh tạo không gian giới thiệu sinh động tới du khách về Bác Hồ, về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bổ sung khoảng 20 bức tranh về hình ảnh “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” hỗ trợ cho không gian trưng bày.

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ": Chương trình với các ca khúc, biểu diễn nhạc cụ, điệu múa ca ngợi Bác Hồ, về Tây Nguyên thể hiện được tình cảm của Bác dành cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chương trình dân ca dân vũ “Những người con mang họ Hồ hát về Người” của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục dân ca dân vũ của những người con mang họ Hồ - đồng bào dân tộc Tà Ôi hát về Bác, mang tình cảm của đồng bào các dân tộc hướng về Người.
- Kết hợp giới thiệu văn hoá - du lịch của mảnh đất A Lưới và vẻ đẹp của đồng bào dân tộc Tà Ôi.

Tái hiện nghi thức “Đặt tên họ Hồ” của dân tộc Tà Ôi, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tự nguyện mang họ Hồ là một sự đột phá vượt qua mọi khuôn khổ quy định của luật tục, đứng trên luật tục, như sự bổ sung vào những điều khoản mới thiêng liêng vào hệ thông luật tục di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Đây cũng là một nét đẹp trong truyền thống gia đình của người Tà Ôi, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đời đời con cháu trong gia đình họ sẽ mang họ Hồ và được giáo dục, nhắc nhở về tấm lòng của người Tà Ôi đối với vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc.
- Kết hợp giới thiệu một số hiện vật thiêng liêng cũng như các câu chuyện kể về Bác Hồ của các nhân chứng lịch sử - những người con họ Hồ dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng bào tại Làng thể hiện tình yêu đối với Bác Hồ

+ Đối với cụm các dân tộc phía Bắc: Đồng bào cùng nhau kể những câu chuyện về Bác Hồ khi Người về hoạt động cách mạng tại Cao Bằng và xây dựng căn cứ địa cách mạng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Màu áo chàm thân thương của đồng bào dân tộc Tày…là hình ảnh gợi nhớ cho những ngày gian khổ ấy, tấm lòng, tư tưởng sự giản dị ấm áp của Bác Hồ mãi mãi trong trái tim của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc…là những cảm xúc của đồng bào Thái (nghệ nhân Lò Thị Tóm) là cháu ngoan Bác Hồ đã được gặp gỡ Bác…và từ những câu chuyện đó để đồng bào mình hiểu hơn, yêu hơn Bác học tập đạo đức phong cách của Người trong đời sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc. Trọng tâm là màu áo chàm thân thương của những người con đồng bào Tày, Nùng nhớ Bác ngày 14,15/5/2023.

+ Đối với cụm Tây Nguyên: cùng nhau đọc cho nhau nghe những câu chuyện về Bác, những bài học từ cuộc đời của người một cách gần gũi nhất để đồng bào mình hiểu hơn, yêu hơn về Bác. Riêng đối với làng dân tộc Tà Ôi tạo điểm nhấn với tình cảm của những người con họ Hồ, nghe tìm hiểu về các câu chuyện về Bác, tình cảm của đồng bào Tà Ôi với Bác Hồ với chương trình “Thiếu nhi về với làng đồng bào mang họ Bác”…

+ Đối với cụm Nam Bộ: Đồng bào cùng nhau đọc cho nhau nghe, kể cho nhau câu chuyện về Người để hiểu hơn về Bác.
- Từ tấm gương đạo đức phong cách của Người lan tỏa từ các câu chuyện kể của đồng bào các dân tộc nêu cao tinh thần tập thể dục giữ gìn sức khỏe, yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá, đồng lòng đoàn kết tăng gia sản xuất nâng cao đời sống của bà con bản làng thi đua nhau tạo nên những tấm gương đẹp, điển hình tiên tiến để bà con noi theo.

Hoạt động cuối tuần của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Lan tỏa từ những câu chuyện kể về Bác đồng bào các dân tộc học tập theo tấm gương, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, Tháng Năm sinh nhật Bác cũng là thể hiện tình cảm của đồng bào các dân tộc với Bác kính yêu không chỉ bằng việc biết đến câu chuyện kê về Bác,những lời ca tiếng hát về Bác mà từ các hoạt động gắn với đời sống của đồng bào, để thấy ý nghĩa và tin yêu hơn về Đảng, về Bác.

* Đối với các hoạt động lao động sản xuất: Không chỉ nghĩ đến việc gieo loại rau gì, hoa gì mà đồng bào tăng cường định hướng trồng những vườn rau xanh, trồng hoa; tích cực tăng gia sản xuất không chỉ chăm lo cho bữa ăn của đồng bào, tăng thêm thu nhập nhờ giới thiệu bán cho du khách các sản phẩm đó mà đó cũng chính là việc mỗi đồng bào mình đang học tập, rèn luyện tăng gia sản xuất phát huy những phẩm chất tự nhiên cả đồng bào, rèn luyện tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm tập thể, gần gũi trong mỗi bản làng.

* Đối với các nhóm làng có thế mạnh về dân ca dân vũ: Tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ của các làng dân tộc có thế mạnh thành các chương trình nhỏ tại các địa điểm biểu diễn phù hợp ở làng của đồng bào để tạo không gian cũng như thưởng thức cho du khách, những lời ca tiếng hát, diễn xướng dân gian về Bác Hồ kính yêu, thể hiện tình cảm của đồng bào mình với Bác; tiếp cận các hình thức phù hợp giới thiệu văn hóa của các cộng đồng qua các chủ thể văn hóa. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, nghệ thuật hát Then, đàn Tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát Ay ray, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van.

* Đối với các nhóm làng có thế mạnh về nghề thủ công truyền thống: Tăng cường giới thiệu đến du khách các nghề thủ công từ các thao tác chọn nguyên liệu, các khâu hoàn thiện sản phẩm, giới thiệu cho du khách cách thực hiện và các sản phẩm khi hoàn thiện. Tăng cường tính chủ động và linh hoạt của các nghệ nhân đồng bào trong phương thức tiếp cận đến du khách.
- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: Xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu…của dân tộc Thái, các hoạt động khác: Hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam...

* Giới thiệu hoạt động điểm nhấn của các làng hoạt động hàng ngày với mỗi làng một hoạt động trải nghiệm, tương tác cùng du khách lựa chọn trải nghiệm tại một trong các làng dân tộc được luân phiên nhau theo các cụm tuyến điểm, du khách sẽ được nghe chính đồng bào kể những câu chuyện từ những món ăn, trực tiếp thưởng thức thành quả và mang quà về cho gia đình.

- Chương trình du lịch gắn với trải nghiệm tại không gian khu các làng dân tộc.

Hoạt động hàng ngày

Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm. Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc. Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm. Trò chơi dân gian: Nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Từ ngày 04/5 đến 31/5/2023

Cả ngày

Tiếp tục trưng bày Triển lãm với chủ đề “Theo dấu chân Đại tướng” và trưng bày hình ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc với điểm nhấn “Tháng Năm nhớ Bác”

Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc III

Ngày 19/5/2023 (Thứ Sáu)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” của các nhóm cộng đồng dân tộc Tây Nguyên hoạt động tại Làng

Làng dân tộc Tà Ôi, khu các làng dân tộc II

Ngày 20/5/2023 (Thứ Bảy)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Những người con mang họ Hồ hát về Người” của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Làng dân tộc Tà Ôi, khu các làng dân tộc II

Ngày 21/5/2023 (Chủ Nhật)

09h00-10h30

Tái hiện nghi thức “Đặt tên họ Hồ” của đồng bào dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Làng dân tộc Tà Ôi, khu các làng dân tộc II

15h00 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Những người con mang họ Hồ hát về Người” của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 27,28/5/2023 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ” của các nhóm cộng đồng dân tộc Tây Nguyên hoạt động tại Làng

Làng dân tộc Gia Rai, khu các làng dân tộc II

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

04/5/2023 - 31/5/2023

 

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (06,07; 13,14; 19,20,21; 27,28/5/2023)

(các thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ).

 

- Trải nghiệm giới thiệu văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày: nhà ở, kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán...và những câu chuyện kể, tình cảm của đồng bào các dân tộc đối với Bác kính yêu.

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát Then...

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…

- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo, bập bênh, ném pao ...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...

 - Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại không gian khu các làng dân tộc.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn.

Phạm Hương