Tổ chức hoạt động tháng 6 “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”

(LVH) - Là chủ đề hoạt động tháng 6 được tổ chức từ ngày 01 - 30/6/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với các hoạt động nhân tháng “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, sự cố kết cộng đồng cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên trong gia đình, hướng đến đối tượng khách gia đình đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tháng 6 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng. Huy động thêm 30 đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum tăng cường cho hoạt động chủ đề tháng ngày 22, 23/6/2024

Chương trình tháng 6 với các hoạt động như:

Hoạt động sự kiện “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”

Ngày hội gia đình tại “Ngôi nhà chung”

Ngày hội văn hóa gia đình các dân tộc đại diện cho 03 miền thông qua các hoạt động giao lưu thể thao, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao ý nghĩa của ý chí, tinh thần tập thể, đoàn kết…Qua đó, đồng bào các dân tộc vui chơi trọn vẹn và là nơi gặp gỡ, thắt chặt mối thân tình và cũng là cơ hội để mỗi gia đình nhỏ được gắn kết với đại gia đình “Ngôi nhà chung”. Ngày hội là sân chơi giải trí tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, là nơi gia đình gặp gỡ giao lưu để gần gũi nhau hơn tạo nên một tập thể đoàn kết, gắn bó cùng chí hướng xây dựng “ngôi nhà chung” phát triển bền vững.

Chương trình giới thiệu văn hoá truyền thống “Sắc màu văn hoá dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum”

Tái hiện Lễ cưới của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum

Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tồn tại chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bền vững phong tục cưới xin còn nhiều nết nguyên sơ nhưng giàu tính nhân văn và mang đậm nét đẹp văn hóa tộc người. Hôn nhân của đồng bào Giẻ Triêng là tự nguyện của đôi trai gái khi tới hôn nhân thì mỗi dân tộc lại có những lễ vật dẫn cưới khác nhau. Đối với đồng bào dân tộc Giẻ Triêng thì những bó củi hứa hôn chính là lễ vật cô gái mang về nhà chồng. Sau phần chứng kiến nghi thức cưới theo phong tục truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng là các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống như múa xoang, cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống dệt vải…và ẩm thực độc đáo.

Chương trình dân ca dân vũ “Mừng vui ngày hội gia đình” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”

- Giới thiệu sắc màu văn hoá của dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum qua việc tổ chức biểu diễn khoảng hơn 10 các tiết mục văn nghệ, loại hình trình diễn, diễn xướng dân gian của dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum qua đó nói lên vẻ đẹp về con người, mảnh đất nơi đây.

- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục dân ca, dân vũ của những người anh em đồng bào dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu, Gia Rai, Raglai, Ê Đê đang hoạt động hàng ngày tại Làng giao lưu cùng đồng bào Giẻ Triêng cùng cảm nhận không khí thân tình, bền chặt, gắn kết từ mỗi nếp nhà, mỗi gia đình trong gia đình lớn “Ngôi nhà chung”.

- Đồng bào và du khách cùng thưởng thức và hòa cùng các di sản văn hóa Tây Nguyên như cồng chiêng, vòng xoang...tất cả sẽ tạo nên một không khí rất đặc trưng mừng vui ngày hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Hoạt động trưng bày, giới thiệu ảnh “Khoảnh khắc sum vầy”

- Lựa chọn trưng bày khoảng 30 ảnh từ quỹ ảnh của Ban Quản lý phản ánh những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt văn hóa của các gia đình trên khắp vùng miền, đất nước trong đó phản ánh đậm nét về gia đình truyền thống, văn hóa truyền thống, tình yêu thương, sự hòa thuận đầm ấm, tình tương thân tương ái trong cộng đồng; nét đẹp trong lễ cưới, lễ hội, nét đẹp nơi văn hóa trong cộng đồng…Những câu chuyện về tình mẫu tử, sự gắn bó giản dị và thiêng liêng của các bà các mẹ trên những bản làng, buôn, sóc xa xôi…nơi rẻo cao cho đến nơi đồng bằng…

- Là những bức ảnh ghi lại các hoạt động tập trung của các nhóm cộng động đang hoạt động hàng ngày tại Làng về những tình cảm gắn kết gia đình và những xúc động trong các khoảnh khắc bình dị đó là bữa ăn gia đình, là cùng nhau tăng gia sản xuất, là cùng chơi thể dục thể thao…để tôn vinh giá trị văn hóa gia đình, giá trị của sự cố kết cộng đồng trong “Ngôi nhà chung”.

Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống

- Là không gian ngồi nghỉ cho du khách và tham gia trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.

- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: Không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh; trải nghiệm trang phục dân tộc…..

- Các hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.

Thông qua một số trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng giúp các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, con vật, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn gắn kết thêm về tình bạn, tình yêu gia đình. Với không gian này giúp các em có thêm điểm dừng chân, thêm trải nghiệm, thêm niềm vui trong hành trình tham quan Khu các làng dân tộc.

Hoạt đồng của đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Chương trình giao lưu “Em nhớ Tây Nguyên”

- Tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động diễn xướng dân gian...đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cùng với nhau hướng dẫn các bạn nhỏ cùng hướng dẫn trải nghiệm cồng chiêng, vòng xoang...các bài hát dành cho các bạn thiếu nhi như chú voi con ở Bản Đôn...

- Đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na.

Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”

- Các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày nâng cao vai trò vị thế của mỗi gia đình trong cộng đồng các gia đình chung mà tính đại diện cho dân tộc địa phương tại Làng bằng việc gia cường các hoạt động văn hóa dân tộc, giới thiệu những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa gia đình (vợ chồng, anh em, bố mẹ, con cái, tình hàng xóm làng giềng làng trên xóm dưới…) cùng nhau cộng hưởng, cùng làm, đoàn kết gắn bó trong một gia đình.

- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm: Hướng dẫn các trò chơi dân gian tập thể, văn hóa dân tộc; truyền dạy, giới thiệu về nhạc cụ dân tộc. Trải nghiệm các nét văn hoá truyền thống qua di sản truyền thống của các dân tộc theo vùng miền ở các cụm Làng như múa xoang, múa xoè, rom vông. Tìm hiểu văn hóa dân tộc cộng đồng qua các bộ trang phục của các nghệ nhân đồng bào dân tộc, mỗi màu sắc là một trải nghiệm cho các em hiểu hơn từ quy trình chọn sợi, nhuộm màu, dệt, cấu trúc thành bộ trang phục hoàn thiện là cả một quá trình truyền từ đời này qua đời khác của các thế hệ các bà các mẹ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trình diễn, trưng bày, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ đó đặc biệt là một số các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như bắn nỏ, kéo co, tu lu, đánh yến, tó má lẹ…

- Tăng cường các hoạt động giới thiệu đến du khách các nghề thủ công truyền thống từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khâu hoàn thiện sản phẩm giới thiệu cho du khách cách thực hiện và các sản phẩm khi hoàn thiện. Đặc biệt với mỗi không gian các làng có nghề truyền thống không chỉ 01 nghệ nhân làm mà để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện còn có nhiều nghệ nhân khác mỗi người một công đoạn, khi thao tác nghề có làng là vợ chồng, bác, chú…rồi những người cùng buôn bản đều cùng nhau với nghĩa “gia đình” hàng ngày bên nhau là những câu chuyện kể truyền nghề, câu chuyện hàng ngày về cách sống, răn dạy…hay đơn giản chỉ là những điều giản đơn nhất nhưng để mỗi sản phẩm nhận được là tình yêu thương, là sự gắn bó, kết hợp để thành một sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị của nó.

- Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường, Thái; gà nướng… của dân tộc Dao; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày, Nùng… các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động của các nhóm đồng bào tại không gian mỗi làng dân tộc tận dụng bóng mát phát huy nghề thủ công truyền thống và các hoạt động trải nghiệm của nhóm đồng bào.

Hoạt động hàng ngày

+ Tái hiện cuộc sống hàng ngày tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…

+ Phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

+ Trò chơi dân gian: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Chương trình tổng thể 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 01,02/6/2024 (thứ Bảy, Chủ nhật)

09h00-10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Em nhớ Tây Nguyên” của nhóm đồng bào dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỂM NHẤN

CHÀO MỪNG NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 NĂM 2024

Ngày 22,23/6/2024 (thứ Bảy, Chủ nhật)

Ngày 22/6/2024 (thứ Bảy)

09h00-10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Mừng hội gia đình” của dân tộc Giẻ Triêng (tỉnh Kon Tum) và nhóm đồng bào Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Giẻ Triêng, Khu các làng dân tộc II

Ngày 23/6/2024 (Chủ nhật)

09h00 - 10h30

Tái hiện Lễ cưới của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum

Không gian làng dân tộc Giẻ Triêng, Khu các làng dân tộc II

09h00-10h30

-

14h30 - 16h00

Chương trình dân ca dân vũ “Mừng hội gia đình” của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng (tỉnh Kon Tum) và các nhóm đồng bào Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng

Không gian làng dân tộc Giẻ Triêng, Khu các làng dân tộc II

Ngày 28/6/2024 (thứ Sáu)

Cả ngày

Ngày hội Thể thao đoàn kết tại “Ngôi nhà chung”

Nhà Văn hóa cộng đồng, làng dân tộc I.

Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống

(Tập trung các ngày 01,02; 08,09; 15,16; 22,23; 29,30/6 - Thứ Bảy, Chủ nhật)

Cả ngày

- Trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời.

- Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: Không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh;

- Hoạt động phụ trợ khác theo điều kiện thực tế.

Không gian nhà A3, Khu các làng dân tộc III

Hoạt động của cộng đồng dân tộc hàng ngày tại Làng

Ngày

01-30/6/2024

- Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

Dịp cuối tuần

Ngày (01,02; 08,09; 15,16; 22,23; 29,30)

(các thứ Bảy, Chủ nhật).

 

Đồng bào các dân tộc đang sinh hoạt tại Làng tái hiện nét văn hoá gia đình qua cuộc sống sinh hoạt tại mỗi nếp nhà đồng bào đang sinh sống

- Trải nghiệm giới thiệu văn hoá truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày: nhà ở, kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán...

- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Tuổi thơ với văn hoá truyền thống”: Các hoạt động trải nghiệm của các em thiếu nhi với ngày hè tại “ngôi nhà chung” với các hoạt động: Trải nghiệm nét văn hóa truyền thống qua trang phục, trình diễn di sản văn hóa theo vùng miền như múa xoang, múa xòe, múa rom vông...

 - Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…

- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo, bập bênh, ném pao ...

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc...

 - Chương trình du lịch để du khách trải nghiệm tại không gian khu các làng dân tộc.

Không gian các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, chùa Khmer, chùa Pháp Ấn, các không gian trưng bày làng II,III

Phạm Hương