Tái hiện Lễ mát nhà của đồng bảo dân tộc Mường tại “Làng”
(LVH) - Sáng ngày 4/10, tại không gian làng dân tộc Mường, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đã tái hiện Lễ mát nhà nhằm giới thiệu nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình tới du khách tham quan "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
 |
Thầy cúng thực hiện lễ gia tiên
|
Từ xa xưa đến nay, cứ đến dịp cuối tháng Chín đầu tháng Mười hàng năm nhất, sau thời gian thu hoạch vụ mùa các gia đình đồng bào dân tộc Mường khắp nơi sẽ tổ chức Lễ mát nhà. Lễ mát nhà có ý nghĩa rất quan trọng đối với các gia đình đồng bào dân tộc Mường. Mát nhà là nghi lễ cúng tế cầu cho con người, nhà cửa, cây trồng vật nuôi và đồ dùng vật dụng trong gia đình Ngôi nhà sàn dựng theo kiểu truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, vì được bố trí khéo léo nên không gian rất thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi. Với đặc trưng kiểu nhà này, đồng bào dân tộc Mường đã tạo nên cho mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn nuôi gia súc gia cầm. Nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường ngoài công năng để ở và cất trữ tài sản, phòng tránh thú dữ, rắn, rết và phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng núi, còn là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục các thành viên trong gia đình.

|
Đồng bào Mường thực hiện nghi lễ
|
Lễ mát nhà của người Mường là phong tục văn hóa đẹp từ ngàn xưa truyền lại, mang tính nhân văn cao cả. Đây là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa do chính chủ thể văn hóa thực hiện nhằm giới thiệu nét phong tục tốt đẹp của người Mường tại “Ngôi nhà chung” và cũng là cơ hội để đồng bào Mường quảng bá những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Một số hình ảnh trong buổi Lễ mát nhà của đồng bào dân tộc Mường.



Sau phần lễ đồng bào cùng nhau múa hát vui mừng cùng du khách tham quan
Thúy Nga (ảnh KCLDT)